Page 13 - Bí Mật Tháp Vẵn Xương
P. 13
1. TIẾN SĨ LÊ VĂN THỊNH
(1038 -?)
Năm Ất Mão (1075), Vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127)
cho mở khoa thi lam trường để chọn người tài làm quan. Đây
là khoa thi đầu tiên ở nước ta, chọn được hơn mười người.
Người đỗ thủ khoa là Lê Văn Thịnh.
Đây chính là vị tiến sĩ đầu tiên ở nước Việt Nam. Vị thủ
khoa này ngày sau làm đến chức Thái sư - một chức quan to
vào bậc nhâ't trong triều. Nhưng ai có thể ngờ rằng, vị Tiến sĩ
— Thái sư nàv hơn hai chục nãin sau bị mắc tội “mưu làm
phản”, suýt nrta bị chém. Sau đó ông bị nhốt vào cũi, đi đày ở
miền sơn cướ<.
Các sách chinh sử thời đó và nhiều triều đại sau đều
chép chính thức sự kiện này và cho rằng Lê Văn Thịnh mắc
tội phản nghịch là có thực, lẽ ra phải khép vào tội chết. Nhà
sử học Ngô Sĩ Lièn (thi đậu Tiến sĩ vào năm Nhâm Tuất -
1442, đời vua Lê Thái Tông), cũng có lời bàn: “Người làm tôi
định cướp ngôi giết vua mà được miễn tội chết, thế là sai
trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng Phật giáo”, (sách “Đại Việt
sử ký toàn thư”).
Lý Tế Xuyên, tác giả “Việt điện u linh” cũng than thở:
“Lê Văn Thịnh tội nên xử trảm, vua lại tha mà chỉ phạt lưu,
chính hình như thế thật là lầm lỗi”. Vụ án Thái SƯ Lê Văn
Thịnh được các nhà chép sử ghi lại như sau:
“Tháng 3 năm Bính Tý (1096), nhân dịp ngày xuân, vua
Lý Nhân Tông ngự ra hồ Dâm Đàm (Hồ Tây), đi một chiếc
11