Page 225 - AllbertEstens
P. 225
Tất cả những ý tưởng này đều chia sẻ một đặc điểm chung
khác: Chúng đòi hỏi phải có cả một vườn bách thú các hạt mới
với khôi lượng không lốn hơn nhiều so vói 1.000 GeV. Nếu có
một sự thật nào đó trong những ý tưởng ấy thì những hạt này
sẽ được phát hiện trưóc năm 2020 tai LHC và thâm chí môt số
• é •
trong đó có thể được phát hiện còn sớm hơn tại Fermilab hoặc
CERN, mặc dù sẽ phải mất hàng chục năm tiếp theo và nhiều
máy gia tôc mối để khảo sát đầy đủ các tính chất của chúng. Khi
những hạt này được phát hiện và các tính chất của chúng được
đo đạc, chúng ta sẽ có thể nói được những hạt nào trong sô" đó đã
sống sót qua những thời điểm ban đầu của Vụ Nổ Lớn và tạo
nên "vật chất tối" trong khoảng không gian giữa các thiên hà,
thứ vật chất được xem là đã tạo ra phần lớn khốỉ lượng hiện có
của vũ trụ. Dù thế nào thì cũng có nhiều khả năng là vào nảm
2050, chúng ta sẽ hiểu được nguyên nhân dẫn tới tỉ sô" khổng lồ
giữa các thang năng lượng gặp trong tự nhiên.
Rồi sau đó sẽ là cái gì ? Thực sự là chúng ta không thể có
cơ may thực hiện được các thí nghiệm có liên quan tới các quá
trình ỏ năng lượng các hạt cỡ 1016 GeV. Với công nghệ hiện nay,
đường kính của các máy gia tốc tỉ lệ thuận với năng lượng của
các hạt được gia tốc. Chẳng hạn, để gia tốc hạt tới nảng lượng
1016 GeV thì đường kính của máy gia tốc phải vào cõ vài ba năm
ánh sáng. Thậm chí nếu có ai đó tìm ra một cách tập trung một
lượng năng lượng cực lớn cho một hạt thôi thì tôc độ của các quá
trình mà chúng ta quan tâm sẽ lại diễn ra quá chậm khiên cho
chúng ta chẳng thu được mấy thông tin hữu ích. Nhưng cho dù
chúng ta không thể nghiên cứu được các quá trình ỏ các năng
lượng cỡ 1016 GeV một cách trực tiếp thì vẫn có một cơ hội rất
tốt là các quá trình này sẽ tạo ra những hệ quả tại các năng
lượng có thể tiếp cận tới mà chúng ta có thể nhận biết được bằng
thực nghiệm, bởi vì chúng vượt ra ngoài những gì mà Mô hình
Chuẩn cho phép.