Page 90 - 99 Danh Thăng Cảnh Việt Nam
P. 90
99 DANH THẮNG VIẼT NAM 91
bông sen nở, chân phải co lên, hai chân co duỗi thật là thoải
mái. Tay trái cầm một viên minh châu. Bên cạnh bông hoa
sen dưới chân, lá sen toả ra mềm mại như có gió lay động.
Người thợ tài tình đã hoàn toàn làm chủ được chất liệu
đá mà mmh sử dụng, Theo giới nghiên mỹ thuật Phật giáo
thì đây là pho tượng có phong cách Việt thuần tuý nhất tại
Hà Tây. Cũng cần nói một chút ít lịch sử xung quanh việc
tạc tượng. Cứ theo tấm bia vuông trong động để lại thì pho
tượng này do một viên quan võ tên là Nguyễn Huy Nhật,
tước Nhật Quan Hầu, và vợ là Nguyễn Thị Huề mua đá thuê
thợ tạc vào năm Quý Sửu (1793), Tây Sơn Cảnh thịnh năm
thứ hai. Tổ tiên của Nguyễn Huy Nhật trước kia đã đúc một
pho tượng đồng to lắm, đặt trong động, nhiừig đến năm Bửửi
Ngọ (1786) "gặp cơn binh lửa, đồ đồng trong này mất sạch".
Sự việc năm Bứứi Ngọ, các cụ ở Hương Sơn bây giờ vẫn
nhớ và nhắc lại là cống Chính phá tượng đồng. Cống Chúth
tức là Nguyễn Hữu Chửứì, một nhân vật nổi tiếng quay quắt,
sống vào thời Lê - Trịnh - Tây Sơn, trước theo Tây Sơn rồi
sau phản bội Tây Sơn, rắp tâm học theo kiểu chúa Trịnh đoạt
quyền nhà Lê để không làm đế thì cũng làm vương. Sách
Hoàng Lê nhất thống chí cho biết: "Lúc ấy, tiền tệ khan
hiếm, Chỉnh bèn xin với triều đình ra lệnh thu vét hết tượng
đồng, chuông đồng ở các chùa miếu, đem về kinh sư, mở lò
đúc tiền. Rồi Chủìh thả cho thử hạ đi về khắp các nơi cướp
bóc chuông tượng của các thôn ấp... Chỉ riêng có pho tượng
thần bằng đồng đen ở quán Trấn Vũ, phía Bắc kinh thành là
chúng không dám lấy mà thôi".
Pho tượng do Cống Chủah phá, to đến mức độ chỉ một
chân tượng còn sót lại người ta đã đúc được một bộ ngũ sự
để thờ (lư, đủìh, đèn, nến, lọ hoa). Thế là tượng đồng bị phá.