Page 93 - 99 Danh Thăng Cảnh Việt Nam
P. 93
94 Việt Nam về Đẹp Tiềm Ẩh
giữa sân chùa có một đmh đồng cao 3m. Sau chùa, bên sườn
núi còn có toà "Thiên Thuỷ tháp", là một mỏm đá mọc
ngược thành một cây tháp thiên tạo, nước mưa trên núi theo
tháp chảy xuống. Sau khi vào chùa lễ phật, du khách có thể
nghỉ ngơi tại đây để lấy sức cho cuộc hành trình của mình.
Chùa Tiên Sơn: từ Thiên Trù (chùa Ngoài) rẽ vào, theo con
đường núi đi vào chùa Trong khoảng hơn Ikm là tới chùa
Tiên Sơn. Chùa được xây dựng trên một ngọn núi cao. Chùa
ở trong động gọi là động Núi Tiên, thờ Phật Bà Quan Thế
Âm. Trong động có nhiều nhũ đá rủ xuống với những hình
dáng khác nhau, có những ivhũ đá khi gõ vào thì phát ra
tiếng tiêu thiền nhã nhạc du dương.
Chùa Giải Oan nằm ở bên tay trái, trên đường vào chùa
Trong. Chùa do sư tổ Thông Dụng Huý Thám pháp danh
Cương Trực đời thứ 2 sáng lập ra. Chùa được dựng ở liing
chừng núi Long Tuyền, là nơi thờ đức Bồ Tát Quan Thế Âm.
Trong chùa có giếng Thanh Trì hay còn gọi là giếng Long
Tuyền, nước trong vắt, không bao giờ cạn. Tương truyền đây
chửih là nơi đức Chúa Ba (Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện) đã
tắm, tẩy sạch bụi trần trước khi đi vào cõi phật. Từ đó, giếng
được gọi là giếng Giải Oan. Khách đi lễ chùa thường múc
nước uống để cầu mong giải thoát được nỗi oan ức trên đời.
Chùa có kiến trúc hài hoà, giữa cảnh thiên nhiên thanh tao
cô tịch, càng làm tăng thêm vẻ thiêng liêng, huyền bí. Gần
chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá
tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ Tát. Cách đó không
xa, du khách bước tới núi Chấn Song để thăm đền Cửa Võng
thờ Mẩu Thượng Ngàn.
Động Hưmg Tích: chùa Trong hay thường gọi là chùa
Hương Tích nằm ở trong động Hương Tích, cách chùa Giải
‘“i.