Page 89 - 99 Danh Thăng Cảnh Việt Nam
P. 89
7
90 Việt Nam vẻ Dẹp Tiếm Ân
trình của một nhà thơ tên là Nguyễn Thấu viết cách đây tám
mươi năm, có hai câu tả cảm giác của ông khi ở ngoài thì
thấy trời lạnh, vào trong động thì thấy "mưa":
Cửa chùa cách một bước chân
Trong mưa ngoài tạnh như ngăn nửa trời
Bên cạnh những "công trình điêu khắc" thiên nhiên là
rửiững nhũ đá (mà người xưa tưởng tượng đặt tên những rủìủ
đá: Đụn Gạo, Nong Tằm, Né Kén, Chuồng Lợn, Ao Bèo, Cây
Vàng, Cây Bạc, đầu Cô, đầu Cậu, Cửu Long tranh châu)
trong động còn có những công trình điêu khắc rứìân tạo.
Đáng chú ý là chiếc án thờ bằng đá to. ở bốn góc có chạm
hình người cởi trần đóng khố, giơ tay như đỡ cả cá bệ lên.
Bệ đá của hai người cung tần nhà Trịnh cúng tiến vào chùa.
•Một người tên là Vương Thị Đăng, một người tên lằ Trần Thị
Khoan. Giá trị nhất về mặt điêu khắc, không những trong
động Hương Tích, kể cả toàn bộ hệ thống chùa chiền ở
Hương Sơn là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc
vào thời Tây Sơn. Sức quật cường của dân tộc đã có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật, kể cả hiện thực đậm đà hơi
thở con người vào toà sen u tịch. Người tạc tượng không
nhắm mắt khuôn theo những ước lệ đã có sẵn về tượng Phật
là mặt phải vuông, tai phải to, mà một phần dựa vào câu
chuyện Nôm về Bà Chúa Ba, rút rửiững nét đẹp về những
con người thực tế để tạc tượng Phật Bà Quan Âm.
Pho tượng đá Quan Âm toạ sơn là một trong 32 thị hiện
của Bồ Tát Quan Thế Âm. Tượng có dáng người thon thả,
mặt hơi trái xoan, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Tì Lư nhưng
lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng cũng có hai món tóc buông
xuống tà áo mềm mại. Chỗ ngồi là một tảng đá sù sì, lại
cũng giống như một gốc cổ thụ. Chân trái để trần, đặt lên