Page 266 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 266
272 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
không phù hợp, đánh giá chưa đúng địch nên kế hoạch tác
chiến giản đơn, không thận trọng, không thây hết đặc điểm
mới của chiến trường, mang nguyên xi những kinh nghiệm tác
chiến ở chiến trường rừng núi áp dụng ở chiến trường trung
du và đồng bằng. Có trận đánh quân địch có hỏa lực dáy đặc,
công sự nhiều tầng, ta không hiệp đồng chặt chẽ giữa xung lực
và hỏa lưc, chia cắt tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch lại đánh
ào ạt, không có chiến thuật, tự đặt mình từ thế chủ động thành
thế yếu phải bỏ cuộc như các trận đánh điểm ở Bến Tắm, Bãi
Thảo, Chùa Cao, có chiến dịch tỷ lệ thương vong giữa địch và
ta là 1:1,7.
Chiến trường đồng bằng Bắc Bộ nhanh chóng rắn lại. De Lattre
không chỉ vực dậy một bước tinh thần quân đội viễn chinh, mà
còn giành được lòng tũì của bừih lính, ồng ta tưởng đã đến lúc
đè bẹp chủ lực ta giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Tháng 7-1951 ông trở về Pháp, nhiều cuộc bàn cãi liên tiếp về
Đông Dương đã xảy ra, người không tán thành Việt hóa cán bộ
nghĩa là không muốh cho sĩ quan ngụy điều khiển quân đội
quốc gia, người đòi phải “giá trị hóa” quân đội quốc gia Việt
Nam, Hội đồng Tham mưu ưưởng Pháp chủ trương "Nước
Pháp phải lo cho chính quốc ừ-ước”, phải triệt thoái dần các^đơn
vị Pháp và Bắc Phi khỏi Việt Nam để thích nghi với kế hoạch
Tây Âu.
Trở lại Đông Dương, De Latưe hành động theo tính cách
kiêu ngạo riêng của ông. Ngày 26-10-1951, ông ta đã huy động
tới 10 tiểu đoàn bộ bứrh các binh chủng yểm trỢ cùng 8 tiểu
đoàn dù đánh vào Thanh Hóa. Cuộc chuyên quân được thực
hiện bằng đường thủy ở phía Nam từ Đà Năng ra và ở phía Bắc
thì từ Cát Bà vào. Giữa đường đoàn tàu gặp bão trong 5 ngày
liên tiếp, binh sĩ say sóng phải bãi bỏ cuộc hành quân.