Page 261 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 261
Chương5: DE LATTRE DE TASSIGNY 267
hái đâu đó cho anh 3 quả chanh cốm. Đang cơn khát cháy
họng, anh nhai ngấu nghiến từng quả, tỉnh người như được
uống một liều thuốc tăng lực. Lúc đơn vị cáng anh về trạm
quân y, cả nhà đã bịn rịn tiễn theo. Cô gái sụt sùi khóc như
tiễn người thân. Mười năm sau, nhân đi công tác qua Ninh
Bình, anh đã tìm thăm lại ân nhân. Anh không xác định được
thật đúng vị trí nơi ngã xuống lúc bị thương và nơi được sơ
cứu, nhưng nhớ rất rõ gia đình chăm sóc mình có người con
trai bị câm bẩm sinh. Lần theo đặc điểm ấy hỏi thăm, anh đã
tìm được đến nhà ân nhân, mặc dù sau mười năm đã có những
đổi thay, cả nhà đều ngỡ ngàng trước khách lạ nhưng khi anh
kéo áo, giơ cánh tay gãy thành 4 khúc lên thì cả bà mẹ và anh
con trai nhận ra ngay, cả hai xô đến ôm chầm lây anh, mừng
vui hết mức.
Anh kể cho bà nghe bác sĩ Vi Huyền Trác, chủ nhiệm quân
y của đơn vị cố bảo toàn cánh tay chỉ còn lớp da của anh, đưa
xuống thuyền theo sông Hoàng Long qua Hang Luồn về Rịa,
rồi chuyển tiếp vào Viện K71 đóng ở làng Bùi trên bờ sông Bưởi
tiếp tuc điều trị... Người ta đặt tay anh trên một thanh gỗ thước
thợ gọi là cánh tiên, bó bột quanh người, không tự cử động
được. Nhân viên y tế không nhiều, thương binh lại đông, may
mà đơn vị cử đồng chí Nhỡ đến giúp, nếu không thì gay. Thuốc
men hiếm lắm. Chỉ có loại nâ'm kháng sinh do bác sĩ Đặng Văn
Ngữ sáng chế. Chị Mai Bạch Lê người của viện, coi anh như
một người thân, đã lùng suốt cầu Bố, chợ Rừng Thông (Thanh
Hóa), bằng tiền riêng dành dụm mới mua được mẵy lọ
Penecilline về tiêm cho anh để khỏi nhiễm trùng. Suốt ngày
đêm dựa tay vào vách đât của nhà bà con làng Bùi, kiến chui
qua chỗ hở vào làm tổ trong bột, đục nát cả khuỷu tay, chỉ thấy
đau mà không biết nguyên nhân. Anh em chuyên môn bảo