Page 191 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 191
196 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHlẾN TRƯỜNG...
18 tiểu đoàn sau sáu tháng, nhưng sáu tháng sau, quân viễn
chinh cũng chỉ dừng ở con số 108.000 người.
Với thực lực như vậy, Blaizot cho rằng phải 5 năm mới
bình định được Việt Nam. Trong ông hình thành một kế
hoạch bốn bước:
- Bước 1 và 2: Bắt đầu vào mùa thu năm 1949, đánh thông
đường bộ, đường thủy vùng đồng bằng sông Thái Bình, sông
Hồng lên Việt Trì đến Lào Cai.
- Bước 3: Khi được tăng viện thêm tám tiểu đoàn sẽ tiến
hành trận quyết định quật ngã đối phương ở phía bắc.
- Bước 4: Đánh chiếm Thanh Hóa.
Alessandri - Tư lệnh lục quân cho đó là một kế hoạch khó
thực hiện. Ông ta đề nghị đẩy mạnh hoạt động ở Bắc Kỳ, nhâl
là đường sô" 5, Nam Định, Phát Diệm.
Căn cứ vào sự chỉ đạo của Revers, 61aizot hình thành môt
kế hoach mới: giữ Hải Phòng, Hà Nôi, Hưng Hóa, đánh chiếm
Thái Nguyên, Phú Tho, Yên Bái. Rút Bắc Kan, Cao Bằng,
Đông Khê, Thất Khê đến Lang Sơn để tăng cường lưc lượng
cơ đông. Trong nửa đầu tháng 9 kiểm soát đổng bằng Bắc
sông Hổng, rút Bắc Kan; từ ngày 10-9 đến ngày 10-10 kiểm
soát Thái Nguyên, rút Cao Bằng và Đông Khê.
Blaizot cho rằng tuyến biên giới chỉ có hai tiểu đoàn dự trữ
do đại tá Vicaire chỉ huy không bảo đảm cho việc vận chuyển,
tiếp tế. Quân đội cộng sản Trung Hoa đang là một áp lực,
không thể giữ được biên giới. Cao Bằng giống như một cái túi
mà ở đó quân Pháp không có đường chạy.
Alessandri chống lại việc rút Cao Bằng vì như vậy là mở
cửa cho quân đội Trung Quốc vào đến Thái Nguyên, cách Hà
Nội 60km một cách tự do. ơ các tuyến phòng thú, ông ta cho
thay các đồn bốt vốn được xây dựng sơ sài bằng gạch, ữe nứa