Page 187 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 187
Chương 3:VALU3Y JEAN ETIENNE 191
hành động ưong ngũ giác: Việt Trì - Thái Nguyên - Lạng Sơn -
Hải Phòng - Hòa Bình.
Đê thực hiện được hai m ục tiêu này phải m ở rông khu vtíc
chiếm đóng tới phía nam châu thô là Phát Diêm, một vùng
chắc chắn sẽ thu được những ảnh hưởng chính trị. Đê đổi lại sự
bành trướng về phía bắc sông Hồng, ta có thể triêt thoái khỏi
Cao Bằng và có th ể bỏ luôn địa điểm nàỳ’.
Revers phân tích; “Sự tiếp tê' cho Cao Bằng bi đát, tốn
thêm nhiều quân, với sô' quân ít ỏi â'y ắt sẽ thâ't bại trong
trường hỢp Trung cộng tiến công. Đ ể bù lại sự rút bỏ nút
giao thông quan trọng trên, phải kiểm soát được nút giao
thông khác và có th ể ngăn chặn được các đường vào châu thổ
là Thái N guyên’’.
Valluy e ngại bỏ Cao Bằng và triệt thoái Thất Khê sẽ gây
nên phản ứng quôc tế, do đó phải hết sức dè dặt. Theo ông,
Nam Việt ở ưong tình trạng sáng sủa, không nên sao lãng vùng
này. Alessandri cũng cho rằng tỉnh lỵ Cao Bằng chỉ nên di tản
khi Trung cộng tiến công. Pignon và các cố vấn Digo du
Gardier, Boníils, Kock lại ủng hộ ý kiến của Revers.
Revers nhấn mạnh thêm: “Giữ Cao Bằng sẽ gây cho ta một
gánh nặng to lớn và nguy hiểm, ta cần di dời ngay các cơ sở
trọng yêu. Còn việc triệt thoái Cao Bằng có thể không khẩn cấp
lắm, bỏ phía trên Thất Khê ưước, có thể là từ Thâ't Khê khi ta
g iữ chắc được Thái Nguyên".
Ngày 29-6, Revers lập một bản báo cáo những vấh đề quân
sư - chính trị ở Đông Dương với Chính phủ Pháp, quyết định
thay đổi Tư lệnh ba quân chủng, đưa tướng Bodet làm Tư lệnh
không quân, Đô đốc Ortoli làm Tư lệnh hải quân, Alessandri
làm Tư lệnh lục quân.