Page 160 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 160
164 VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
hàng chục tên nhảy dù xuống cạnh trường. Do có kinh nghiệm
nhiều lần thoát khỏi tay địch trong thời kỳ bí mật, tối 7-10,
đồng chí Trường Chinh từ căn hầm bí mật Dốc Tiệm (nay thuộc
phường Phùng Chí Kiên, thành phô" Bắc Kạn) đã cùng một số
đổng chí, đổng bào rút ra ngoài, tới Bản Dạo, cách thị xã 7km về
phía nam. Ngay trong đêm, đồng chí Trường Chinh đã viết bản
Chỉ thị phát động chiến tranh du kích giao cho đồng chí Hồng
Kỳ, Tỉnh đội trưởng Bắc Kạn tổ chức thực hiện.
Trong đêm 7-10, Ban Thường vu Trung ương Đảng họp
dưới sự chủ ưì của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng địch mạo
hiểm đánh sâu vào căn cứ của ta hòng giành một thắng lợi vang
dội giải quyết nhanh chiến tranh, nhrmg lực lượng địch bị căng
trên phạm vi quá rộng (3.600km^), nên quân chúng đông nhimg
không tạo được sức mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích
thêm: ''Chúng muốn tạo một cái ô chụp xuống Việt Bắc, hỵ
vọng cụp ô lại, trên đánh xuôhg dưới đánh lên bằng hai gọng
kìm sẽ phá đưỢc cơ quan đầu não của kháng chiến. Ta bẻ gãy
gọng kìm, cái ô của địch cụp xuống sẽ thành cái ô rách”. Căn cứ
vào sự chỉ đạo của Trung ương, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân
khu I đã tổ chức chỉ huy bộ đội đánh mạnh để chia sẻ lực lượng
và phá kế hoạch của địch.
10 trung đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn tập trung của Bộ và các
quân khu cùng dân quân tự vệ các địa phương được tung vào
ba mặt trận: Sông Lô - đường số 4 - đường sô" 3, đánh địch trên
sông, trên bộ, bẻ gãy từng gọng kìm của chúng.
11 giờ ngày 7-10-1947, đang bay trên chiếc thủy phi cơ Catalma
để thị sát cuộc chiến đấu, Salan được Sauvagnac điện báo bằng
bộ đàm: "Đã tóm được Chính phủ Việt Minh. 11 giờ 2 5 phút sẽ
chuyển cho ngài bức điện của H ồ Chí Minh đ ề nghị 11 giờ 35
phút ngừng chiến”.