Page 157 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 157
Chương 3 :V k h h m JEAN ETIENNE 161
tổ chức vận chuyên gần 2 vạn tấn muôi từ Văn Lý (Hà Nam) lên
Việt Bắc và Tây Bắc (số muối này đủ cho quân và dân ta ở các
địa bàn ưên dùng trong suốt những năm kháng chiến).
Tháng 10-1946, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã lại một
lần nữa xúc tiến việc chọn các huyện Chợ Đồn, Bạch Thông
của Bắc Kạn cùng các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương,
Vũ Nhai của Thái Nguyên với chiều dài khoảng lOOkm, chiều
rộng 60km làm an toàn khu của Trung ương và Chính phủ. Hạ
tuần tháng 2-1947 sau chuyến đi khảo sát Thanh Hóa về, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương, Chính phủ đã chấp thuận
và xác định Định Hóa, nơi núi non hiểm trở, địch khó đột nhập,
không quá xa miền xuôi, tiện liên lạc với Đông Bắc và Tây Bắc
là trung tâm của khu căn cứ.
Viêt Bắc, quê hương của Cách mang Tháng Tám, môt lần
nửa trở thành căn cứ địa của cả nước. Ngày 2-4-1947, Chủ tịch
Hồ Chí Minh về làng sảo, xã Hợp Thành, cách huyện lỵ Sơn
Dương 2km, làm việc trong một cái lán ở chân núi Lim, sau đó
chuyên sang đồi Khau Tý, thôn Nà Tra, xã Điềm Mặc, chuyển
tiếp sang thôn TỈn Keo rồi Khuôn Tát, xã Phú Đình.
Từ Định Hóa vượt qua đèo Què, đèo Cáy là tới Bắc Kạn.
Đây là vùng đổi núi hùng vĩ, diện tích tự nhiên 4.795,54km^
80% là núi rừng với độ che phủ là 50%, nằm giữa hai cánh cung
sông Gâm và Ngân Sơn, nhiều khối núi độ cao từ 1.000 đến
1.980m, nhiều hang động có sức chứa lớn. Cư dân Bắc Kạn có
bảy dân tộc chính gắn bó với nhau từ lâu đời. Phong trào cách
mạng được nhen nhóm từ năm 1941 và phát triển mạnh mẽ
trong ntiững ngày tiền khởi nghĩa.
Cuôl năm 1946, các cơ quan, xí nghiệp, trường học của
Trung ương và đồng bào miền xuôi tản cư lên Bắc Kạn rât
đông. Thị xã tâp nập người, đèn điện vẫn thắp sáng, ôtô vẫn