Page 14 - Văn Hóa Ứng Xử Việt Nam Hiện Nay
P. 14
Z)ănÁỗa ứnỹ xứ U iệi OGim £ìện na^
xác định; "Bằng các quá trình giao lưu và tiếp biến văn
hóa, mỗi dân tộc đều cô" gắng tận dụng những thành tựu
của các dân tộc lân bang để làm giàu thêm cho nền văn
hóa của mình; đồng thòi lại phải lo ứng phó với họ trên các
mặt trận quân sự, ngoại giao..."'^^ Văn hóa ứng xử với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội có hai hàm nghĩa là:
tận dụng và ứng phó. Có thể coi đó là thái độ ứng xử. Cách
thức thể hiện thái độ này là giao lưu và tiếp biến văn hóa.
Nội hàm khái niệm "văn hóa ứng xử" được tập thể tác
giả công trình "Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi
trường thiên nhiên" xác định tương đối đầy đủ, và "gồm
cách thức quan hệ, thái độ và hành động của con người đốì
với môi trường thiên nhiên, đốì với xã hội và đốĩ vói người
khác"*^\ Nghĩa là, văn hóa ứng xử, theo các tác giả, gồm 3
chiều quan hệ: với thiên nhiên, xã hội và bản thân. Văn
hóa ứng xử gắn liền với các thước đo mà xã hội dùng để
ứng xử. Đó là các chuẩn mực xã hội.
Cụ thể văn hóa ứng xử thông thường được chi phôi
bởi bô"n hệ chuẩn mực cơ bản của nhân cách: hệ chuẩn
mực trong lao động; hệ chuẩn mực trong giao tiếp; hệ
chuẩn mực gia đình; các chuẩn mực phát triển nhân
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxh Giáo dục, 1999, tái bdn lần
thử2, IV.Ỉ6-I7.
Ngiivễn Viết Chức, chả biên, Những giá trị lịch sử văn hóa 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2002, lr.54.