Page 129 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 129

khác gọi  là  "ta chản"),  một bát  nước lã,  một  nhúm
    muối,  7  ngựa  giấy  đen  treo  kẹp,  một  cái  ô  che  lư
    hương (lư hương được bện bằng cỏ),  7 nén nhang,  7
    bát  cơm,  7  xâu  thịt  tổng  hỢp.  Đặc  biệt  có  một  bát
    thịt đầu  vị  (gồm  toàn  chỗ  ngon  như:  thịt  nạc,  tim,
    gan),  đầu  lợn  miệng  ngậm  cái  đuôi.  Bát này gọi  là
    "pặt chiềng” nghĩa là bát bảo hộ đất nước.
        Mâm  dưới  gọi  là  mâm  bảo  vệ  làng  bản,  lễ  vật
    gồm  một  con  gà  trông,  một  miếng  thịt  lợn,  5  xâu
    thịt tạp (thịt đủ các món), 5 chén rượu, 5 bát cơm, 5
    ngựa  giấy  treo  kẹp.  Ngoài  ra  còn có thêm  một bát
    thức ăn chay gọi là "pặt sủ".
        Hai thầy mo thay mặt làng bản quỳ úp mặt vào
    tay lạy bô"n phương tròi tám hướng đất, lạy hai hồi,
    mỗi  hồi  ba  lần,  có  ý  nghĩa  là  đón  nguồn  mẹ  nước
    phù  hộ  độ  trì  cho  dân  bản  được  an  khang  thịnh
    vưỢng.  Sau  khi  khai  lễ  hồi  thứ  nhất  thì  rót  rượu,
    mổ gà,  lợn  làm  thức  ăn  để  bày  cúng.  Hết  hai  hồi
    thò  cúng  thì  các  thầy  mo  và  hai  người  phục  dịch
    "chấu  pin"  cùng  nhau  ăn  uô"ng  điểm  tâm  và  xem
    bói  xương  gà.  Trong  khi  thò  cúng,  quỳ  lạy  khấn
    vái,  người  ngoài  bản  là  tộc  người  khác  vẫn  được
    tham  dự  nhưng  không  được  nói  tiếng  tộc  người
    mình để không làm pha tạp không khí linh thiêng.
    Các thầy mo và người phục vụ không được ăn uông,
    nếu  đi  vệ  sinh  phải  ra  ngoài  khu  rừng  cấm.  Sau
    khi  làm các nghi  lễ,  xem  bói xương gà,  trưởng bản
    mới  dùng  mõ  hoặc  tù  và  (kèn  sừng  trâu)  mời  đại
    diện toàn thể các gia đình đến dự hội.
        Hội được quy tụ ở khu rừng cấm và thụ lộc ngay
    tại  chỗ.  Các  đại  diện  gia  đình  đến  dự  hội  phải  là



                                                          127
   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134