Page 12 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 12
tỏa lên các cao nguyên mênh mông thuộc miền Tây
Trung Bộ như cao nguyên Lăm Đồng, cao nguyên
Đắk Lắk và cao nguyên Plei Ku. Địa bàn phân hố
dân cư ấy chia cắt vùng cư trú của các tộc thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me ra làm hai, để phía
bắc, người Gia-rai tiếp xúc với người Xơ-đăng và
phía tây nam, người Ê-đê kế cận với người Mnông.
Mặc dù đã trải qua nhiều biến thiên của lịch
sử, nhưng hức tranh phân bố dân cư hiện nay của
các tộc người trong nhóm ngôn ngữ Nam Đảo đã để
lại dấu vết chưa mấy phai mờ về những cuộc thiên
di tự mấy ngàn năm trước - từ vùng biển Thái Binh
Dương vào bán đảo rồi tiến lên miền nội địa của
cao nguyên đất đỏ. Các tộc người Nam Đảo cho đến
nay đều tổ chức gia đinh theo mẫu hệ.
Nhóm ngôn ngữ Thái - Ka-đai gồm có 12 tộc với-
tổng số gần 5 triệu người. Các cộng đồng này sinh
sông chủ yếu ở các tinh miền núi phía Bắc nhưng
đã sớm hình thành hai vùng văn hóa với một sô sắc
thái riêng. Vùng Đông Bắc Bắc Bộ với các tộc người
chủ yếu là Tày, Nùng, Cao Lan - Sán Chỉ, Giáy, Bô'
Y, La Chí, Cơ Lao, Pu Péo. Còn ở vùng Tây Bắc - sự
phân bố dân cư tràn cả xuống miền Tây Thanh -
Nghệ và chủ yếu có người Thái, Lào, Lự, La Ha.
Nét văn hóa ở vùng Đông Bắc có sự ảnh hưởng
thường xuyên hơn với văn hóa miền Hoa Nam - do
cận cư với vành đai biên giới Việt - Hoa. Còn ở
vùng Tây Bắc, với biên giới phía tây - từ A Pa Chải
(Mường Lay - Điện Biên) đến thung lủng sông Cả ở
10