Page 10 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 10
Các tộc người ở đây đều nằm trong 8 nhóm ngôn
ngữ thuộc ngữ hệ: Nam A, Nam Đảo, Tạng - Miến,
Hoa... tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc.
Theo kết quả của tổng điều tra dân sô'toàn quốc
vào tháng 4 năm 2009, có số dân đông nhất, gần 75
triệu người là nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, bao
gồm những cộng đồng: Việt, Mường, Thổ, Chứt.
Đồng bào không chỉ sinh sống ở các miền châu thổ
dài, rộng, phì nhiêu, suối từ Bắc chí Nam theo bờ
cong của lục địa mà còn lan cả đến tận những miền
chân núi, hải đảo.
Người Việt tập trung nhiều ở châu thổ Bắc Bộ,
châu thô Thanh - Nghệ, các tam giác châu ven biển
miền Trung dằng dặc và cả đồng bằng sông Cửu
Long bao la. Họ là cư dân đả từng dùng cày, cuốc
đê đi mở nước. Một bộ phận khai thác hải sản
trong lộng - ngoài khơi.
Người Mường sống tập trung ở miền núi Hòa
Binh, một bộ phận ở vùng trung du Phú Thọ và miền
Tây xứ Thanh. Người Thổ tập trung ở miền Tây
Nghệ An; còn người Chứt phân bố ở miền núi tinh
Quảng Binh. Vào những thập niên giữa thế kỷ XX
vừa qua, nhóm người Rục - một bộ phận trong tộc
người Chứt còn lấy hang động hay mái đá làm nơi
cư trú để mưu sinh bằng săn bắt, hái lượm búng
báng\ dùng vỏ sui - vỏ cây rừng đê làm đồ mặc.
1. Tên một loại cây rừng mà người Rục khai thác lấy bột để nấu ăn
(như bánh đúc, cháo đặc). Họ dựa vào việc khai thác cây này để sống
khi chưa sản xuất được lương thực.