Page 11 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 11
Bên cạnh bức tranh phân bố dân cư của nhóm
ngôn ngữ Việt - Mường là các tụ điểm phân bố dân
cư của nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, gồm 21 tộc
người với trên 2 triệu dân. Đồng bào sống rải rác
từ vùng ngã ba biên giới Tây Bắc Bắc Bộ như
người Mảng; xen cư với người Thái ở Sơn La, Lai
Châu, Điện Biên và miền Tây Nghệ An như người
Khơ-mú, người Kháng, người Xinh-mun, ơ-đu, rồi
men theo dọc dải Trường Sơn như các tộc Bru-Vân
Kiều, Cơ-tu, Tà-ôi, Co, Hrê; tỏa khắp các cao nguyên
miền Tây như các tộc Gié-triêng, Ba-na, Xơ-đăng,
Brâu, Rơ-măm; đi về phía nam tiếp đó là các tộc
Mnông, Mạ, Cơ-ho; cho đến tận miền châu thô
sông Cửu Long như người Khơ-me và cả miền núi
thấp ở Đông Nam Bộ như các tộc Xtiêng, Chơ-ro.
Nhìn trên toàn cục, các tộc người nói ngôn ngữ
Môn - Khơ-me là hiện thân - hậu duệ của một cộng
đồng ngôn ngữ - văn hóa vốn cư tụ ở miền rừng
phía tây và tây nam của cả vùng lãnh thô Việt
Nam ngày nay.
Văn hóa cổ truyền của các tộc người trong nhóm
ngôn ngữ Môn - Khơ-me đã hỢp thành nền tảng và
là một nguồn cội của văn hóa Việt Nam.
Các cư dân thuộc ngữ hệ Nam Đảo, nhóm
Malayô - Pôlynêdi (nay gọi là Melayu) gồm có 5 tộc,
đó là Gỉa-rai, Ê-đê, Chăm, Ra-glai và Chu-ru; tông
dân số có gần 833.000 người. Họ quần tụ thành
một dải suốt từ bờ biển Nam Trung Bộ - vùng Ninh
Thuận, Binh Thuận (Phan Rang - Phan Thiết) rồi