Page 23 - Văn Hóa Tộc ười Khơ Mú
P. 23

Trong lịch sử, người Thái còn gọi người Khơ-mú
    bằng  một  tên  gọi  khác  là  Mứn  Xen.  Có  người  giải
    thích  nghĩa  của Mứn Xen  này  là  "ngàn vạn"  để chỉ
    sô" lượng quân lính của Chương Han.
        Trong  cuô"n  sử  thi  nổi  tiếng  của  người  Thái  ở
    Tây  Bắc  "Quám  Táy  pú  xấc"  (Ke  chuyện  người
    Thái đánh  giặc) có nhắc đến vùng lưu vực sông Đà,
    sông  Mã,  sông  Nặm  u,  Nặm  Khoóng  có  một  tộc
    người được gọi là Xả  Chi (Xá Dùi - người Xá sinh ra
    từ  lỗ  dùi  sắt  nung  đỏ).  Đó  là  cư  dân  có  gốc  cùng
    sinh  ra  từ  "quả  bầu  thần  thoại".  Cũng  trong  tác
    phẩm đó, có ba câu thơ miêu tả về họ như sau:

             X ả Chi lụk Lo điêu
             Piêu pốc piêu dảm  dứt
             Dỏn xoong khứp hặp căn
        Tạm  dịch:
             X á Dùi cùng gốc với người Thái Mường Lò
             Cùng có tục đội khăn  piêu buông sau gáy
             Nên đừng ch ia h ai nửa đán h nhau.
        Nếu giả thiết Xả Chi là tổ tiên của người Khơ-mú
    ở Tây Bắc theo tập sử thi Quám  Táy pú xấc như đã
    nói  tới  ở  trên  thì  từ thế kỷ XI-XII,  khi  người  Thái
    Đen thiên di từ Mường Lò (Văn Chấn, Yên Bái) vào
    vùng  sông  Đà,  sông Mã,  Nặm  u,  Nặm  ỉíhoóng  ấy
    ắt hẳn đã gặp tô tiên của người Khơ-mú.
        Mặc  dù  vậy,  ý  kiến  cho  rằng  người  Khơ-mú  là
    một  trong  các  nhóm  cư  dân  bản  địa  đã  cư  trú  lâu
    đời  ở  Tây  Bắc  và  ý  kiến  cho  rằng  miền  Bắc  Việt
    Nam cũng là địa bàn chứng kiến sự hình thành của
    dân  tộc  Khơ-mú  qua  truyện  kể  hay  tập  sử  thi  của


                                                           21
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28