Page 36 - Trồng Cây Phát Triển Kinh Tế
P. 36
1.5. Chăm sóc cây trồng
1.5.1. Nguyên tắc chăm sóc cây
Chăm sóc cây phải thường xuyên, kịp thời; đảm bảo cây sau
khi trồng luôn luôn có đủ nước và dinh dưỡng để sinh trưởng,
phát triển bình thường; không bị cỏ dại, dây leo, các loài thảm
tươi - cây bụi xung quanh lan át, cạnh tranh, chèn ép. Việc chăm
sóc cây thay đổi tùy theo loài cây và tùy giai đoạn sinh trưởng
của cây.
Trong chăm sóc cây mới trồng thì khâu tưới nước, cung cấp đủ
nước cho cây không bị chết héo là quan trọng nhất. Thời gian đầu
sau khi trồng thì số lần tưới và lượng nước tưới cần gia tăng. Sau
khi cây đã bén rễ, đã lên xanh tốt thì số lần tưới và lượng nước tưới
giảm dần đi. Khi cây đã trưởng thành, bộ rễ đã phát triển đầy đủ thì
việc tưới nước không đặt thành vấn đề lớn như trước nữa. Việc
cung cấp nước cho cây thực hiện bằng cách tưới, phun, hay dẫn
nước vào vườn tưới tham theo rãnh, mương tưới chạy song song
hoặc bao quanh bên hàng cây... Song song vói tưới nước là làm cỏ,
xới đất, vun gốc, phòng trừ sâu bệnh cho cây...
1.5.2. Kỹ thuật chăm sóc
Đối với cây trồng lấy gỗ, giai đoạn cây non sau khi trồng:
Năm thứ nhất: Nhiệm vụ chăm sóc là xới quanh gốc, cắt dây
leo, nhổ cỏ dại, xói váng, vun gốc cho cây theo hình tròn, đường
kính hình tròn xới xáo, nhặt cỏ khoảng 0,8-1 m.
Năm thứ hai: Nội dung nhiệm vụ chăm sóc tương tự năm
đầu. Ngoài cuốc còn phải dùng dao quắm cán dài phát quang dây
leo thảm cây cỏ dại trùm kín quanh gốc cây, thân cây. Neu thâm
canh năm thứ hai kèm theo xới xáo đất có thể bón phân vi sinh
hay phân hóa học (liều lượng nhỏ, theo hướng dẫn của cán bộ kỹ
thuật) bàng cách tưới, phun lên lá hoặc rắc đều lên phần đất vừa
xới xáo.
35