Page 189 - Trang Phục Việt Nam
P. 189
ngoài một mền bông máy ô vuông rất phổ biến, phù hợp với cuộc sống lao
động thời chiến. Khi áo bẩn, chỉ việc tháo vỏ ngoài ra giặt. Đôi dép làm
bằng lốp và xăm ô tô (dép cao su) được dùng nhiều vì tiện lợi và rẻ tiền.
Những năm 1954-1975, ở miền Trung, trong vùng tự do, trang phục của
những người lao động không có thay đổi gì nhiều.
Người mặc áo vỏ mền bông / Người đội mũ lá, mặc áo đại cán bốn túi
Trong vùng tạm chiếm, cách ăn mặc cũng ít bị pha tạp. Đàn ông, người
nhiều tuổi mặc áo dài the, áo sa tanh đen hay màu lam, áo gấm hoa hay
chữ thọ, v.v… Quần trắng ống sớ. Đội khăn xếp, đi giày da láng hay giày
da đen. Một số mặc Âu phục. Trung niên, thanh niên mặc sơ mi, áo vét
tông, thắt cra-vát, quần Âu (thường là màu sáng), đi giày da, hoặc săng
đan, cắt tóc ngắn, rẽ ngôi cạnh, chải mượt. Mũ cát, mũ lưỡi trai, v.v…, vẫn
thường thấy. Trên thực tế, đàn ông ở miền Trung, đặc biệt là ở thành phố
Huế, đã chú trọng đến trang phục của giới mình nhiều hơn so với đàn ông
các tầng lớp ở miền Bắc hay miền Nam.