Page 188 - Trang Phục Việt Nam
P. 188

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, trang phục đàn ông ở thành thị được
  Âu hóa khá nhanh. Ở nông thôn còn phải trải qua một quá trình lâu hơn
  mới có sự thay đổi căn bản. Trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, mối
  quan hệ thành thị, nông thôn được chan hòa đã thúc đẩy tích cực sự biến
  chuyển ấy. Nhiều thanh niên nông thôn bắt đầu mặc áo sơ mi, quần Âu,
  trong khi đó nhiều cán bộ xuất thân ở thành thị cũ đã thường xuyên mặc
  quần áo nâu để dễ thâm nhập vào quần chúng nông thôn. Thời gian này,
  ngoài chiếc áo chấn thủ (quân và dân đều dùng) ở miền Bắc, miền Trung
  còn phổ biến đôi dép cao su và chiếc mũ lá (mũ làm bằng lá cọ).















             Đàn ông với các kiểu trang phục (sau Cách mạng Tháng 8)

   Ở miền Bắc, từ năm 1954, phát triển chiếc áo vải ka ki đại cán [64] , bốn
  túi, mặc ngoài (kiểu áo Tôn Trung Sơn, Trung Quốc, đã được Việt hóa).
       Mùa hè, chiếc áo sơ mi cộc tay được ưa chuộng, may thẳng, không bó,
  cổ hai ve. Khi mặc thường bỏ vạt ra ngoài quần cho đỡ nóng. Có thời kỳ
  ống tay và thân áo rộng, sau đó ống tay và thân áo được may hẹp lại, mặc
  gọn và khỏe. Áo sơ mi dài tay, mùa hè được vén ống tay lên trên hay dưới
  khuỷu tay. Các cụ ông vẫn ưa dùng bộ quần áo cánh ta màu nâu, xanh, hay
  trắng, vì mặc nó nhẹ nhàng, thoáng mát, thoải mái. Hoặc mặc kiểu áo sơ
  mi ba túi, cổ hai ve (như kiểu áo ngủ).
       Mùa rét, chiếc áo ka ki có hai túi chéo, màu tím than, làm vỏ trùm ra
   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193