Page 228 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 228
2. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI RAGLAI
ữ Vài nét v'ê trang phục
Xưa kia, người Raglai thường dùng vỏ cây đế che thân.
Sau này, họ đổi hàng hóa, lương thực cho các tộc láng
giêng để lấy vải vóc, quần áo. Người Raglai không biết dệt
vải, do vậy, từ vải vóc đến trang phục của họ chịu ảnh
hưởng rất nhiều từ các tộc người khác.
Rất nhiều chi tiết cho thấy áo truyền thống của người
Raglai có nhiều nét giống với trang phục của người Chăm.
Điểm khác cơ bản chỉ ở chỗ phối màu. Áo của phụ nữ Chăm
tay áo thường cùng màu với phần thân áo, còn áo của phụ
nữ Raglai hai ống tay áo thường có ba gam màu đen-trắng-
đen hoặc đậm-nhạt-đậm. Nhưng đặc điếm chung của áo
truyền thống Raglai và Chăm đều mặc theo kiểu chui đầu.
Tuy trang phục người Raglai rất ít và đơn giản, nhưng
các thế hệ người Raglai đã cố sáng tạo trang phục riêng
cho mình với kiểu dáng, màu sắc, hoa văn vừa phản ánh thị
hiếu thẩm mỹ dân tộc vừa phù hợp với sinh hoạt sản xuất.
o Trang phục phụ nữ Raglai
Phụ nữ mặc váy hoặc quần, áo sơ mi, áo bà ba trong
các dịp lễ hội, cúng tế cũng như ngày thường.
Áo có loại chui đầu (gọi theo kiểu dáng), còn được gọi là
áo khoang [gọi theo màu sắc - vì thân áo và ống tay áo gồm hai
màu trắng đen xen kẽ nhau thành từng khoang từ dưới lên).
Áo chui đầu có nguồn gốc từ những chiếc áo làm bằng hai
mảnh vỏ cây. v ề sau người Raglai sáng tạo ra loại áo xẻ thân
trước thành hai vạt, riêng áo nữ có gài nút bên dưới ngực.
Í228