Page 226 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 226

Áo  [aw lah);  Là  loại  áo  ngắn, gồm  sáu  mảnh  vải. Thân
          sau  là  hai  mảnh vải  tách  rời  được may dính vào  nhau, tạo
          thành  một  đường  viền  chạy  dọc  theo  sống  lưng.  Thân
          trước  cũng  gồm  hai  mảnh  vải  ghép  lại;  hai  ống  tay  may
          dính  vào  hai  phần  nách  và  phần  vai.  Áo  ngắn  chỉ  mặc
          chùng  xuống  đến  mông,  xẻ  hai  bên  hông  khoảng  20cm.
          Phía trước áo có đường xẻ, đính khuy, hai bên vạt trước có

          hai  túi.  Cổ  áo  thường là  cổ  tròn  đứng,  may  ôm  sát cổ. Áo
          thường có nhiều  màu trắng:  trắng, đỏ, xanh, vàng... nhưng
          không trang trí hoa văn.
              Nam giới Chăm còn có một loại áo khác gọi là  "aw tah"
          (áo  dài].  Áo  được  dệt  bằng vải  thô  màu  trắng,  may ghép
          bằng nhiều  mảnh  vải, không xẻ thân  phía trước, không có
          hàng khuy mà chỉ xẻ một đường xiên trước ngực, dùng dây
          buộc. Áo mặc chui đầu và phủ dài đến đầu gối.
              Đàn  ông Chăm  thường mặc sarong trong các buổi  cầu
          nguyện,  thăm  viếng  lẫn  nhau,  đây  là  một  nét  đẹp  truyền
          thống trong trang phục của người Chăm.

              Trang sức của đàn ông Chăm  rất đơn giản.  Họ chỉ đeo
          nhẫn tròn, mặt nhẫn có đính hột đen, bao quanh bằng hình
          hoa tám cánh mà họ thường gọi  là nhẫn mư ta, đây là dấu
          hiệu  để nhận  biết đồng tộc Chăm. Vì vậy, khi  người  Chăm
          chết đi, ngoài y phục, họ còn mang theo chiếc nhẫn mư ta.
          Loại nhẫn  này còn được dùng trong nghi  lễ tang, tiễn đưa
          linh hồn cho người chết về thế giới khác.

              So  với  ngày  thường,  trang  phục  lễ  hội  của  đàn  ông
          Chăm luôn mới và nhiều màu sắc sặc sỡ hơn, một số trang
          phục được cắt may khác với trang phục thường ngày.



          r226
   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231