Page 222 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 222
Váy kín (khan) là loại váy hai mép đầu vải may dính
vào nhau, có nhiều hoa văn trang trí và có cạp váy. Váy
hình ống, được phụ nữ trẻ ưa dùng.
Khăn: Thường dệt bằng vải thô màu trắng, xanh, đỏ,
vàng..., có kích thước 129cm X 32cm), dệt hoa văn hình quả
trám cùng màu phủ kín lên mặt vải.
Khăn đội đầu của phụ nũ' Chăm Hồi giáo Bà Ni màu
trắng, may thêm cạp vải hoa văn dọc đường biên của khăn
gọi là "khăn mbram". Khăn của phụ nữ Chăm Bàlamôn
bình dân là khăn màu trơn, không may cạp vải hoa văn.
Khi ở nhà, phụ nữ Chăm thường đội những chiếc khăn
đơn giản, ít màu sắc. Nhưng khi đi dự tiệc hay đám cưới,
họ thường đội những chiếc khăn có màu sáng lộng lẫy.
Khăn "khanh ma om" là vật bất ly thân của phụ nữ
Chăm An Giang; bất cứ ở đâu, làm gì, người phụ nữ cũng
không bỏ khăn ra, trừ lúc đi ngủ.
Cách đội khăn của người Chăm là quấn lên đầu, vòng từ
sau ra trước, một phần trùm xuống đỉnh đầu, hai mép gập lại,
buông chùng xuống hai tai. Ngày nay, việc đội khăn truyền
thống chỉ còn thấy ở phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ trẻ thường đội
nón và chỉ đội khăn truyền thống trong những dịp lễ hội.
Ngoài ra, phụ nữ Chăm còn có loại khăn choàng vai,
khăn cầm tay màu đỏ và hộp túi vải đựng trầu cau.
Trong ngày lễ, hội, thiếu nữ Chăm thường đeo hoa tai
có đính tua vải màu đỏ hình nấm, hình tròn, hình vành
khăn làm bằng vàng, đồng thau, đeo nhiều còng tay, nhẫn
vàng, mặt nhẫn đính đá đen bao quanh là hoa bốn cánh, cổ
đeo xâu chuỗi hột hình tròn, hình bầu dục làm bằng vàng
Í222