Page 224 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 224
Áo kurung: Là loại áo dài chấm đất, mặc với quẫn tây.
Áo bà lai là loại áo cổ đứng, tròng đầu, có hai loại ngắn và
dài: loại ngắn mặc ở nhà, loại dài mặc khi hành lễ.
Ngoài ra, đàn ông Chăm Islam còn sử dụng khăn haji
và ikal. Khăn haji hình vuông, mỗi chiều l,5m, màu trắng,
khi đội người ta cố gắng xếp cho đẹp và cẩn thận. Khăn ikal
dài hơn, khi đội buông xuống lưng. Để giữ khăn, người ta
đội thêm một chiếc vòng trên đầu.
Váy, khăn (aban, khan): Theo truyền thống, đàn ông
đều mặc váy (sarông). Ngày nay, đàn ông mặc khăn. Khăn
mặc của đàn ông Chăm có nhiều loại. Khăn mặc của đàn
ông bình dân được dệt bằng vải thô màu trắng, không có
hoa văn trang trí. Đàn ông quý tộc cũng mặc khăn màu
trắng nhưng dệt bằng tơ mềm mại, hoa văn hình quả trám
phủ kín bề mặt khăn. Cách mặc váy, mặc khăn của đàn ông
cũng giống như cách mặc của phụ nữ.
Dây thắt lưng (taley ka-in): Ngoài việc mặc váy, đàn
ông Chăm còn buộc dây lưng. Đó là loại dây thắt lưng rộng
khoảng 10-25 cm, dài khoảng l,8-2,5m. Gồm ba loại:
- Loại thường: Được dệt bằng vải thô khổ hẹp, màu
trắng, không trang trí hoa văn, thường dùng cho đàn ông
bình dân.
- Loại dây lưng dệt bằng tơ, khổ rộng, thêu nhiều hoa
văn màu sắc sặc sỡ hình quả trám, hoa văn mắt gà, hoa văn
hình neo thuyền..., thường dùng cho giai cấp quí tộc.
- Loại dây lưng khổ rộng khoảng lOcm, dệt hai mặt
hoa văn nổ và bố trí thành một dải nhiều hình xen kẽ
nhau với màu sắc sặc sỡ như hoa văn quả trám, hoa văn
chân chó, hoa văn hình móc mỏ neo, hoa văn hình rồng,
Í224