Page 218 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 218
nhưng nó cũng góp phần làm cho trang phục Chăm trở nên
phong phú hơn.
Nhìn chung, trang phục Chăm không chỉ đáp ứng nhu
cầu che thân, làm đẹp, thể hiện cám xúc thẩm mỹ, mà còn
chứa đựng nhiều yếu tổ văn hoá tinh thần và văn hoá xã
hội. Thông qua trang phục Chăm, có thể phân biệt các tầng
lớp xã hội, các đẳng cấp, các chức sắc tôn giáo, phân biệt
người giàu, kẻ nghèo, đàn ông và đàn bà. Chẳng hạn, chức
sắc tu sĩ mới được mặc váy, trùm khăn có hoa văn hình
rồng, đeo dây lưng dệt hoa văn hai mặt, còn tu sĩ bình
thường váy và khăn không dệt hoa văn. Với đàn ông quý
tộc, trang phục gồm khăn, dây lưng, khăn trùm đầu dệt hoa
văn hình quả trám, chân chó, tay đeo nhẫn vàng... còn đàn
ông bình dân chỉ mặc váy bình thường, vắt khăn chéo
không trang trí hoa văn, đeo nhẫn bằng đồng. Phụ nữ quý
tộc mặc váy dệt hoa văn hình rồng cách điệu với những sợi
chỉ tơ và đeo đồ trang sức bằng vàng. Phụ nữ bình dân mặc
váy có hoa văn dây leo, đeo đồ trang sức bằng đồng... Các
loại hoa văn và cách thức thể hiện hoa văn trên trang phục
của người Chăm cũng tuân theo theo qui tắc nhất định, thể
hiện thẩm mỹ, phong tục, tập quán, giới tính, tín ngưỡng,
tôn giáo trong xã hội Chăm.
Ngoài ra, trang phục Chăm còn hàm chứa một số giá
trị, ghi dấu ấn văn hoá ở nhiều bình diện khác nhau. Đó là
dấu ấn của nhóm người Chăm - chủ nhân của nền văn hoá
ở dải đất miền Trung, có khí hậu nóng, ẩm, địa hình phong
phú gồm núi, đồng bằng và biển. Từ cách may mặc đến hoa
văn trang trí của nhóm này cho thấy người Chăm sinh sống
bằng nghề trồng lúa nước, biểu hiện qua hoa văn quả trám.
218Ì