Page 216 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 216
Màu sắc trên trang phục Chăm, ngoài mục đích trang
trí, diễn tả cái đẹp của thiên nhiên, con người, còn thể hiện
tín ngưỡng phồn thực. Sự phồn thực ấy chính là hai mảng
màu đối lập, trái ngược giữa màu lạnh và màu nóng. Trang
phục Chăm, từ áo mặc hàng ngày đến trang phục lễ hội
thường có gam màu nóng như đỏ, xanh, vàng... Trang phục
của các chức sắc tôn giáo, thầy cúng, các cụ già thường là
màu trắng. Màu trắng còn được người Chăm sử dụng trong
tang lễ. So sánh với các màu khác, tỉ lệ sử dụng trang phục
màu trắng của người Chăm trong tôn giáo, tín ngưỡng,
nghi lễ hội hè, đám tang... nổi trội hơn. Theo một số nghiên
cứu, điều này chứng tỏ người Chăm là tộc người thuộc ngữ
hệ Malayo-polinesien có nguồn gốc từ biển cả "màu trắng".
Màu trắng là màu liên quan đến những người cuộc sống
gắn liền với biển, trong lao động hàng ngày, nắng gay gắt
chiếu trên cát khiến người ta phải ứng phó bằng cách hòa
lẫn màu của trang phục với nền sáng của cát và sóng biển.
Nghề dệt của người Chăm không chỉ hướng tới nhu cầu
làm đẹp mà còn gắn liền với tín ngưỡng và những điều
kiêng kỵ. Ngoài việc luôn thờ cúng vị tổ sư nghề dệt, họ còn
có một số kiêng kỵ khi dệt vải và may mặc. Khi dệt "taley
ssang" (dây buột liệm người chết), phụ nữ có kinh hoặc
đang trong tuổi sinh đẻ không được làm, chỉ các thiếu nữ
và phụ nữ lớn tuổi qua thời kỳ kinh nguyệt mới được dệt.
Người Chăm quan niệm, những phụ nữ như vậy mới tinh
khiết, không ô uế, đem lại sự bình yên, thanh thản khiến
người chết được siêu thoát. Khi dệt các hoa văn phục vụ
các chức sắc, tôn giáo như dalatì bingun trun (hoa văn rồng
cách điệu), talay ka in mankăm (dây lưng dệt hoa văn nổi
Í216