Page 352 - Thử Sức Trước Kỳ Thi
P. 352
10.50. Trong các polime sau :
(1 ) poli(metyl metacrylat); (2 ) polistiren; (3 ) nilon-7 ;
(4) poli(etilen-terephtalat); (5) nilon-6 ,6 ; (6 ) poli(vinyl axetat).
Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là
A. (1), (3), (6) B. (3), (4), (5) c. (1), (2), (3) D. (1), (3), (5)
D. HƯỚNG DẨN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN
I. Bài tập tự luận
10.1. a) Len (từ lông thú) thuộc loại polipeptit. Dung dịch xà phòng có môi trường
kiềm sẽ xúc tác cho phản ứng thủy phân liên kết peptit (-CONH-) làm đứt
chuỗi polipeptit, nên sợi len mau hỏng.
b) Dưới tác dụng của oxi không khí, của hơi ẩm, của ánh sáng và nhiệt,
polime và các phụ gia có trong đồ nhựa có thể tham gia các phản ứng ở nhóm
chức của nó. Kết quả là mạch polime bị phân cắt hoặc vẫn giữ được mạch
nhưng đều làm thay đổi cấu tạo của chúng dẫn tới làm thay đổi màu sắc và
tính chất. Hiện tượng đó gọi là sự lão hoá polime.
10.2. a) Politetraíloetilen được ứng dụng rộng rãi trong đời sông vì nó có nhiều tính
chất tốt :
+ Phân tử có cấu trúc đôl xứng cao, có cấu trúc tinh thể, độ bền nhiệt và bền
hoá học cao (bền với axit đặc ở nhiệt độ cao).
+ Momen lưỡng cực bằng không nên dùng làm chất cách điện.
+ Hệ sô" ma sát nhỏ nên được dùng để sản xuất vòng bi làm việc trong môi
trường xâm thực mà không cần bôi trơn.
b) Do trong phân tử PVC có liên kết C-Cl phân cực mạnh hơn nên PVC cách
điện kém hơn. Nhưng lực tương tác giữa các phân tử trong PVC lớn hơn (lực
Van-đec-van) lực tương tác giữa các phân tử trong PE nên PVC bền hơn, tính
tan kém hơn khi tan trong dung môi hữu cơ như đicloetan, clobenzen, ...
10.3. a) Không được. Vì phản ứng thế không tạo ra mạch polime có clo luân phiên
đều đặn.
b) Không được. Vì flo hoá PE chỉ cho các sản phẩm cắt mạch và phân hủy,
không cho teflon.
10.4. Những polime có nguồn gốc xenlulozơ là sợi bông, tơ visco, tơ axetat.
10.5. a) Mủ cao su là nhựa cây cao su. Đó là một hỗn hợp lỏng màu trắng như sữa,
đôi khi ngả màu vàng nhạt. Trong mủ cao su, các hiđrocacbon cao su (tức là
các hiđrocacbon cao phần tử không no như poliisopren, ...) chiếm tới khoảng
40%. Còn lại là nước và những tạp chất khác.
Khi cho axit axetic vào mủ cao su, các hidrocacbon cao su sẽ đông tụ lại thành
tảng, người ta lấy ra, rửa và hun sấy sẽ được cao su sông còn gọi là cao su thô
hay crêp.
Cao su thô sau khi chế hoá với lưu huỳnh (khoảng 0,5% - 5%, ở 130 - 150°C) thì
trở thành cao su lưu hoá.
353