Page 174 - Thế Giới Hoá Học Kỳ Thú
P. 174
Khi tàu ngầm di chuyển trên mặt nước, nguồn khí oxi cung cấp
cho nó được lấy tù không khí. Nhưng, sau khi nó lặn xuống mặt nước,
nguồn khí oxi mà nó cần lại phải dựa vào chất chứa khí oxi mà nó đem
theo cung cấp. Thông thường, chất cung cấp oxi mà tàu ngầm đem theo
chủ yếu là natri oxit. Đây là một châ't bột có màu vàng nhạt. Nó rất dễ
tác dụng vói hoi nước trong không khí và chất khí CO2. Khi nó tác dụng
vói nước thì tạo thành chất natri hidroxit và khí oxi. Khi nó tác dụng
với chất khí CO2 thì tạo ra natri cacbonat và khí oxi. Đày là nguyên lí
mà natri oxi có thể làm chất cung cấp oxi. Trong điều kiện môi trường
đóng kín, con ngưòi hít thở liên tục, thở ra khí CO2, khí CO2 lại tác dụng
với natri oxit tạo thành chất oxi cung cấp cho các thuỷ thủ. Chỉ cần có
đủ natri oxit thì có thể cung cấp đủ lượng khí oxi. Do natri oxit không
ngừng kết họp vói khí CO2 do các thuỷ thủ thở ra khiến cho nồng độ
CO2 trong tàu không không quá cao. Không khí trong tàu ngầm luôn
duy trì ở mức bình thường.
Trong điều kiện thông thường, tàu ngầm cứ cách 2, 3 ngày lại nổi lên
mặt nước thay đổi khí một lần. Tàu ngầm hạt nhân do sử dụng động cơ
động lực mói nên không cần phải thay đổi khí. Tàu ngầm hạt nhân chỉ
cần đem theo đầy đủ thức ăn và chất natri oxit là có thể lặn sâu dưói
nước trong thòi gian dài. Nó không chỉ làm tăng tính bất ngờ của hoạt
động tấn công mà còn giảm bớt nguy cơ bị phát hiện.
Chất natri oxit ngoài việc là chất cung cấp khí oxi còn thường được
dùng làm chất tẩy trắng. Tuy nhiên, đặc tứìh của na tri oxit rất dễ cháy.
Nếu như đặt natri oxit cùng vói vải bông, quần áo thì nó rất dễ xảy ra
hiện tượng cháy nổ. Vì thế, chất natri oxit cần được đóng gói kín, để cách
xa đồ bằng vải sọi, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
174