Page 13 - Thắm Dò Vũ Trụ
P. 13
Bạn có biết tấm lá chắn
bảo vệ Trái đát là gì không?
Trên Trái đất, có vô vàn những sự sống phong phú đa dạng và liên
tục phát triển trong đó có con ngưòi. Xung quanh Trái đất có một lóp khí
rất dày gọi là tầng khí quyển. Nó là tấm áo ngoài đẹp đẽ của ngưòi mẹ
Trái đất, quan trọng hơn nó còn là tấm lá chắn bảo vệ Trái đất. Tại sao lại
nói vậy?
Sự sống để tồn tại được trước tiên phải có nhiệt độ thích họp. Quá
lạnh hoặc quá nóng đều không có lọi cho sự phát triển của sinh vật. Tầng
khí quyển chmh là một cái máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ tuyệt vòi của
Trái đất. Ban ngày khi ánh Mặt tròi chói chang, khí quyển có thể phát xạ
hoặc hấp thụ một phần nhiệt lượng khiến cho bề mặt Trái đất giữ được
nhiệt độ thích họp vào ban ngày, không đến mức quá nóng. Khi ấy, tầng
khí quyển giống như một chiếc ô che nắng của Trái đất. Ban đêm, lóp khí
quyển lại giống như một chiếc chăn dày, nó giữ lại lìhiệt lượng mà mặt
đất tỏa ra khiến cho mặt đất không bị lạnh đi nhanh chóng. Như vậy,
nhiệt độ Trái đất được duy trì tưcmg đối ổn định khiến cho sự chênh lệch
nhiệt độ ngày đêm giữ được trong phạm vi mà các sinh vật có thể chịu
được. Còn như Mặt trăng, vì không có tầng khí quyển bao quanh cho nên
nhiệt độ ngày đêm thường thay đổi từ dương 127°c xuống âm 183“c.
Như vậy làm sao sự sống có thể tồn tại được.
Lóp khí quyển còn là lóp "áo chống đạn" cho Trái đất. Tuyệt đại bộ
phận các thiên thạch khi chưa kịp chạm xuống mặt đất thì đã bị bốc cháy
vì ma sát vói bầu khí quyển và trở thành những vì sao băng đẹp mắt.
Thỉnh thoảng cũng có những thiên thạch tương đối lớn chưa cháy hết thì
rơi xuống mặt đất, nhưng thể tích của chúng cũng đã giảm đi nhiều lần
vì bị bầu khí quyển đốt. Vì vậy mà mức độ nguy hại cũng giảm đi rất
nhiều lần. Mỗi một thiên thể bay trong vũ trụ đều liên tục bị tấn công bởi
các thiên thạch. Ví dụ nliư Mặt trăng, vì không có tầng khí quyển bao
- 13