Page 104 - Thắm Dò Vũ Trụ
P. 104
quỹ đạo song song với nhau xung quanh Mặt tròi. Hiện hai mảnh cuối
cách nhau khoảng 500km, trong khi mảnh thứ ba đã bay cách xa hai
"người anh em" của nó khoảng 7.000km. Quan sát cho thấy, khoảng
không giữa mảnh vỡ thứ nhất và thứ hai chứa những "đám mây" lớn có
hình thù kì lạ, đầy bụi và khí. Các nhà khoa học phỏng đoán, có thể tìm
thấy trong đám bụi khí này những cấu trúc vật chất của vũ trụ từ hồi hệ
Mặt tròi mói hình thành, cách đây 4,5 tỉ năm.
Một số sao chổi vốn chứa các chất liệu nguyên thủy của các Thái
dưong hệ sơ khai. Giói khoa học rất quan tâm tói sự phân rã của chúng,
bởi bằng cách quan sát quang phổ ánh sáng sao chổi lúc tan rã (do vật
chất phía trong trào ra), người ta có thể hiểu thêm về cấu trúc nguyên sơ
của các hệ Mặt tròi.
Bạn biết gì về sự va chạm của
sao chổi Shoemaker-levy 9 v6i Mộc tinh?
Năm 1992, sao chổi mà ngày nay chúng ta gọi là Shoemaker- Levy 9
(theo tên của những ngưòi phát hiện ra nó) đã đến gần sao Mộc. Lực
thủy triều hấp dẫn của sao Mộc đã tách sao chổi này thành nhiều mảnh.
Khoảng 21 mảnh đã được chụp bỏi kírủi thiên văn Hubble. Tháng 7 năm
1994, các mảnh này đã liên tiếp va vào sao Mộc trong hai tuần liền, cứ vài
giờ lại có một va chạm. Sự tiên đoán của khoa học về hậu quả của vụ va
chạm này rất khác nhau vì chẳng ai biết khối lượng từng mảnh cũng như
liên kết trong từng mảnh. Ngay cả các chuyên gia cũng rất ngạc nhiên vì
có thể quan sát rất dễ dàng các cú va chạm này. Chúng ta có thể quan sát
thấy các luồng khí phun lên ở các hốc va chạm và một sô hốc có kích
thước cỡ Trái đất.
Tầm quan trọng của sự kiện này chứìh là sự quan tâm của công
chúng. Khắp mọi nơi ở châu Á và châu Phi, rất nhiều người cố gắng theo
dõi hậu quả của vụ va chạm này bằng các kmh thiên văn cỡ nhỏ. Sao
chổi Shoemaker- Levy 9 đă cung cấp một bằng chứng cho thấy tầm quan
trọng của những va chạm trong hệ Mặt trời. Trái đất của chúng ta sẽ ra
sao nếu chịu một vụ va chạm tương tự?
- 104 -