Page 211 - Tâm Lý Và Sinh Lý
P. 211
Vậy thì những khí đó từ đâu ra vậy? Có mấy con đường sau đây:
thứ nhất là không khí từ ngoài vào qua miệng hoặc mũi trong lúc ta hít
thở, ăn uống và nói chuyện. Thứ hai là một số khí sản ra khi một bộ phận
thức ăn bị các vi khuẩn trong ruột làm lên men và phân huỷ rửiất là
khoai lang, khoai tây, cà rốt, hành tỏi, các loại đậu... rất dễ sinh ra nhiều
khí. Thứ ba là những khí đi theo máu, ở đây chủ yếu là khí cacbonic,
những khí này "ngấm" vào khoang ruột, rồi sau tham gia vào phần
trung tiện phóng thải ra ngoài.
Theo ưóc túih, những chất khí ở trong đường tiêu hoá, một bộ phận
ở dạ dày, còn đại bộ phận ở ruột già, trong ruột non có rất ít, bỏi vì ruột
non có chức năng hấp thu rất tốt, nếu các chất khí không nhanh chóng đi
vào ruột già thì sẽ bị ruột non hấp thụ.
Những chất khí trong dạ dày chủ yếu đi vào qua đường hô hấp,
thành phần của các chất khí này gần giống không khí. ớ đây nitơ chiếm
75 - 80%, oxy chiếm 15 - 16%, khí cacbonic chiếm 5 - 9%. Có ước khoảng
5% chất khí trong dạ dày bị thành dạ dày hấp thu chủ yếu là oxy, rất ít
nitơ. Những chất khí không bị hấp thu sau đó lại bị ruột non hấp thu một
phần, còn bao nhiêu dồn tất cả xuống ruột già.
Các chất khí trong ruột già chủ yếu là nitơ và khí cacbonic, ngoài ra
có một lượng nhỏ oxy, hyđro và metan... Trong số các chất khí này, nitơ
và oxy chủ yếu từ dạ dày đi xuống, một bộ phận khí cacbonic do máu
mang lại, còn hyđro và metan do các vi khuẩn trong ruột già lên men.
Chứih cũng do các vi khuẩn lên men nên đã tạo thành một số vật chất
có mùi vị đặc biệt, chẳng hạn như amoniac, hyđrosuníua, indola, chất
mùi phân hôi (xkatole)... tất cả hoà trộn lại làm cho hoi trong ruột già
chủ yếu thải ra qua đường hậu môn, chúìh vì vậy "trung tiện" có mùi
hôi khó chịu.
Tất nhiên, "trung tiện" là chuyện khiếm nhă, bất lịch sự, tối kỵ
không nên tuỳ tiện "trung tiện" ở trường, ở lóp, ở những noi công cộng
hoặc trong những trường họp xã giao lịch sự. Muốn vậy cần trau dồi tập
quán ăn uống đúng giờ, ăn nhiều những món ăn dễ tiêu, đại tiện vào
những giờ nhất định, tránh táo bón... Tất cả giúp bớt sản sinh khí ở
đường tiêu hoá, nhờ vậy cơ hội "trung tiện" cũng sẽ giảm đi.
> 211