Page 182 - Tâm Lý Và Sinh Lý
P. 182
Thế thì tại sao sau khi đau ốm có người sốt cao, có người lại không
sốt? Sở dĩ có tình trạng đó là do có nguyên nhân gây "sốt" hay không. Y
học hiện đại đã chia nguyên nhân gây sốt ra làm hai loại lớn: một là sốt
do tác nhân hoặc vật chất gây sốt. Tác nhân gây sốt bao gồm vi khuẩn, vi
rút, rickettsia, xoắn khuẩn (spirochete), mycoplasma, chlamydia... vật
chất gây sốt bao gồm 5-hydroxytryptamine, dopamine, mỡ dạng keo,
độc tô vi khuẩn... như chúng ta vẫn thường gặp, chứng cảm cúm do vi
rút gây ra, sốt do vi khuẩn gây ra, nhưng một số bệnh nhân bị u ác từửi,
tuy tìm mãi mà không thấy tác nhân gây bệnh cụ thể, thế nhưng những
vật chất có hại đối vói cơ thể do sự trao đổi chất ớ các u sản ra có thể trở
thành tác nhân gây sốt, thành thử bệnh nhân cứ sốt mà tìm mãi klaông
thấy nguyên nhân. Hai là, sốt do tác nhân không gây sốt, ở đây chủ yếu
do nhiệt lượng trong cơ thể sản ra quá nhiều, chẳng hạn chứng tăng năng
tuyến giáp; cũng có thể do việc toả rửiiệt của cơ thể ra môi trường xung
quanh giảm sút, ví dụ như viêm da trên diện rộng làm mồ hôi không
thoát ra được và bay hoi. Những trường họp nêu trên đều dẫn tói sốt.
Ngoài ra, khi cơ thể mất nước, mất máu hoặc hệ thống thần kinh bị tổn
thương, cảm nắng, xuất huyết não, "bộ chỉ huy" điều hoà thân nhiệt ở
vùng dưói đồi bị ảnh hưởng hay rối loạn đều dẫn tói sốt.
Do đó ta thấy rằng, sau khi mắc bệnh, nếu xảy ra một trong hai
trường họp nói trên bệnh nhân sẽ sốt. Ngược lại, sau khi mắc bệnh, nếu
như không xảy ra bất cứ một trường họp nào đã nói ở trên, bệnh nhân sẽ
không sốt.
Điều đáng lưu ý ở đây là, sốt tuy là một triệu chứng klió chịu sau
khi ngả bệnh, thế nhưng sốt do tác nhân hoặc vật chất gây sốt tạo ra, xét
ở một góc độ nào đó lại là điều tốt, bỏi lẽ sốt còn là phản ứng bảo vệ của
cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài! Thiết tưởng ở
đây nói đến hệ thống phòng vệ miễn dịch của cơ thể cũng không có gì là
sai trái, nói đến sức đề kháng cũng không có gì là quá đáng, bởi vì do sự
xâm nhập của các tác nhân gây sốt, hệ thống phòng vệ của cơ thể nhất
thiết phải có hàng loạt phản ứng chống trả tức thòi, sốt chừih là một
trong số những phản ứng đó. Trong trường họp ngưòi bệnh sốt cao, bản
thân việc tăng nlaiệt độ cơ thể đã bất lợi đối với việc tiếp tục sinh tồn của
một số tác nhân gây bệnh. Sau khi sốt số lượng các "vệ sĩ" trong máu của
cơ thể người, tức là các bạch cầu bỗng chốc tăng lên phát huy hết tiềm
năng, "chống trả quyết liệt" các kẻ thù gây bệnh. Trong những trường
< 182 >