Page 193 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 193
dụng bảo vệ một cách hiệu quả giá trị tính mạng của con
người; 2) Tất cả các hệ thông tư pháp hình sự đều tồn tại
những vấn đề và khả năng sai sót, không có hệ thống nào
có thể tự cho là hoàn thiện, vì vậy, nguy cơ người vô tội bị
kết án tử hình và bị tước bỏ tính mạng là sai lầm không
thể lấy lại được; 3) Tính chất tàn khốc của hình phạt tử
hình là không thể chấp nhận; 4) Việc áp dụng hình phạt
tử hình có nguy cơ bất công và phân biệt đối xử trong tố
tụng hình sự; 5) Do tính chất tàn khốc của hình phạt tử
hình nên việc áp dụng hình phạt này là trái với những giá
trị đạo đức, đặc biệt là làm tổn hại lòng nhân đạo và sự
khoan dung - những giá trị đạo đức cơ bản mà tất cả các
xã hội đều cần phải vun đắp nên; 6) Tử hình trái vối
nguyên tắc khoan dung - nhân đạo trong hoạt động tư
pháp; 7) Vấn đề hiệu quả phòng ngừa của hình phạt tử
hình cần phải bàn xét lại vì không có chứng cứ nào cho
thấy hiệu quả vượt trội của hình phạt tử hình trong việc
ngăn ngừa tội phạm (thậm chí trong một sô" trường hỢp
việc áp dụng hình phạt tử hình còn làm cho tình hình tội
phạm trở nên nghiêm trọng hơn; 8) Tính vô nghĩa và luẩn
quẩn của hình phạt tử hình (Ví dụ: Một người bị kết án tử
hình về tội giết người không những không giúp lấy lại
được tính mạng của nạn nhân mà còn gây thêm cái chết
cho một người nữa); 9) Chi phí cho việc thi hành hình phạt
tử hình rất tốh kém (nhất là ở Hoa Kỳ); 10) Có nguy cơ vi
phạm các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế về
quyền, con người và 11) Trái với tinh thần nhân đạo -
khoan dung của tôn giáo.
194