Page 198 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 198
Điều 316 (Tội chông mệnh lệnh); 20) Khoản 3 Điều 322
(Tội đầu hàng địch); 21) Điều 341 (Tội phá hoại hòa bình,
gây chiến tranh xâm lược); 22) Điều 342 (Tội chống loài
người) và 23) Điều 343 (Tội phạm chiến tranh).
4. v ề m ặt thực tiễn - căn cứ vào việc áp dụng các
quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử
hình trong thực tiến xét xử ở Việt Nam. Trước khi
phân tích càn cứ này cần phải lưu ý rằng kể từ đầu những
năm 2000 trở đi (chính xác là sau năm 2002) các số liệu tử
tù hàng năm ở Việt Nam không được công bố nên chúng ta
chỉ có thể tiếp cận được các số liệu thống kê của thực tiễn
xét xử về hình phạt tử hình từ thời điểm năm 2002 trở về
trước. Chính vì vậy, trong bài viết này chỉ có thể đề cập
giai đoạn 11 năm cuối thế kỷ XX - đầu thê kỷ XXI (1 9 9 2 -
2002) vối các số liệu cụ thể trong thực tiễn áp dụng các
quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình
trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm của các Tòa án
những năm cuối thê kỷ XX - đầu thế kỷ XXI (1 9 9 2 - 2 00 2)
trên cđ sở các sô' liệu thống kê của Văn phòng Tòa án nhân
dân tối cao. Việc phân tích các số liệu thống kê của thực
tiễn xét xử trong việc áp dụng các quy định của pháp luật
hình sự về hình phạt tử hình ở Việt Nam giai đoạn 11
năm (1 9 9 2 - 2 0 0 2 ) đã cho phép chỉ ra một số đặc điểm cơ
bản như sau:
Một là, tỷ lệ sô' lượng các bị cáo bị Tòa án tuyên phạt
tử hình trên tổng sô' các bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm
có thể được coi là không nhiều lắm vì chưa bao giờ đạt
199