Page 189 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 189
nếu như đốì chiếu vối các mục đích của hình phạt, thì việc
áp dụng tử hình vối ý nghĩa là hình phạt đặc biệt và
nghiêm khắc nhất so với tất cả các loại hình phạt khác
trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam
đương nhiên sẽ mất đi 1 trong 4 mục đích của hình phạt
(nói chung) - ngăn ngừa riêng. Bởi lẽ, khi áp dụng hình
phạt tử hình thì sinh mạng của người bị kết án đã bị tước
bỏ vĩnh viễn nên người đó đương nhiên không còn cơ hội để
cải tạo - giáo dục trong nhà tù được nữa và chính vì vậy,
hình phạt tử hình (nói riêng) chỉ còn lại 3 trong 4 mục đích
của hình phạt (nói chung) là: 1) Góp phần phục hồi lại công
lý - sự công bằng xã hội; 2) Góp phần giáo dục các thành
viên khác trong xã hội ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật - ngăn ngừa chung và; 3) Hỗ
trợ cho cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
d) Về mặt thực tiễn:
Quan điểm được thừa nhận của thực tiễn quốc tê hiện
đại cho thấy, trong các nhà nưốc pháp quyển là các nước
văn minh và phát triển trên thế giới thì việc áp dụng hình
phạt theo pháp luật hình sự về cơ bản đều có mục đích
không nhằm gây nên những đau đớn về thể xác và hạ
thấp nhân phẩm con người, đồng thòi đạt được các mục
đích khác của nó là: 1) Phục hồi lại công lý - sự công bằng
xã hội; 2) Ngăn ngừa riêng; 3) Ngăn ngừa chung và 4) Hỗ
trỢ đấu tranh phòng chống tội phạm.
2. Nhóm các quan điểm ủng hộ việc tiếp tục duy
trì hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt của
190