Page 187 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 187
a) Về mặ t chính trị - xã hội:
Trong bất kỳ một nhà nước pháp quyền nào, các quy
định của pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói
chung và các quy định của pháp luật hình sự nói riêng
phải nhằm bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự do
của con người và của công dân (trong đó có quyền cao nhất
là được sống an toàn trong hòa bình) với ý nghĩa là những
giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền
văn minh nhân loại tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội
phạm và sự tưốc đoạt mạng sông một cách tùy tiện; mặt
khác, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tư pháp
hình sự (nhất là các quy định của pháp luật hình sự) trong
một nhà nưốc như thế nào (Ví dụ: Có hay không có hình
phạt tử hình trong pháp luật hình sự quốc gia và nếu có
thì việc quy định trình tự, thủ tục áp dụng hình phạt này
ra sao?; v.v.) chính là một trong những tiêu chí cơ bản và
quan trọng để thông qua đó cộng đồng quốc tế (mà đại
diện là Liên hỢp quốc) đánh giá mức độ dân chủ và nhân
đạo, pháp chếvà nhân văn của quốc gia đó ra sao.
b) Về mặt lập pháp:
Nói chung ở tất cả các nhà nước pháp quyền đích thực
thì các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tư pháp
hình sự nhằm bảo vệ các quyền và tự do của con người về
cơ bản đều phù hợp vối các quy định và các nguyên tắc
được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế trong lĩnh
vực tư pháp hình sự. Trong xu thê chung như vậy, vào
năm 2009, khi Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
188