Page 183 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 183
nhận thấy rằng, tỷ lệ trên 8% các tội danh trong Bộ luật
hình sự hiện hành có quy định hình phạt tử hình vẫn còn
khá cao. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, để phấn đấu cho mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,
bảo đảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng và chống
tội phạm cũng như bảo đảm nguyên tắc công bằng trong
luật hình sự, giữ vững công lý và duy trì an ninh, trật tự
an toàn xã hội thì việc tiếp tục duy trì hình phạt tử hình
trong Bộ luật hình sự là cần thiết. Tuy nhiên, từ thực tiễn
lập pháp hình sự và quán triệt quan điểm chỉ đạo của
Đảng trong các Nghị quyết nêu trên, trên cơ sở nghiên
cứu, tổng kết thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình và tình
hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời
gian tới, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định có liên
quan của Bộ luật hình sự nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng
hình phạt tử hình trên cả hai phương diện; một là, quy
định cụ thể và chặt chẽ các điều kiện áp dụng hình phạt
tử hình; hai là, giảm bớt sô" lượng tội danh có quy định
hình phạt tử hình. Cụ thể:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Điều 35 Bộ luật hình sự
hiện hành theo hưóng quy định rõ, cụ thể và chặt chẽ các
điều kiện áp dụng hình phạt tử hình.
- Ve loại tội: hình phạt tử hình chỉ nên áp dụng đối
vối một số loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc 3
nhóm tội sau: một là, các tội xâm hại hoặc đe dọa xâm
hại sự tồn vong của Nhà nước, của chê độ; hai là, các tội
xâm hại tính mạng con người, đe dọa nghiêm trọng sự
184