Page 180 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 180

-  Tội hiếp dâm (Điểu 111).
           -  Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điểu 139).
           -  Tội buôn lậu (Điều 153).
           -  Tội  làm,  tàng  trữ,  vận  chuyển,  lưu  hành  tiền  giả,
       ngân phiếu giả, công trái giả (Điểu 180).
           -  Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197).
           -  Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ (Điều 221).
           -  Tội đưa hối lộ (Điều 289).
           -  Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
       quân sự (Điều 334).
           Như vậy,  sau  lần  sửa  đổi,  bổ sung  năm  2009  thì  Bộ

       luật  hình  sự  hiện  hành  có  22/272  tội  danh  có  quy  định
       hình phạt tử hình,  chiếm tỷ lệ trên 8%,  giảm khoảng 3%
       so với Bộ luật hình sự năm  1999; khoảng 6,87% so với Bộ
       luật hình sự năm  1985 và  12,18% so với Bộ luật hình sự
       năm 1985 (qua 04 lần sửa đổi, bổ sung).

           2.  Xu hướng giảm hình phạt tử hình ở Việt Nam

           Tử hình là hình phạt tước đi quyền sống - quyền hiến
        định cơ bản, quan trọng nhất của con người, tước bỏ cơ hội
       tái hoà nhập cộng đồng và phục thiện của người bị kết án

       cũng như loại trừ khả năng khắc phục sai lầm có thể xảy
        ra trên thực tế, vì vậy, cần phải từng bước giảm dần, tiến
        tới  xoá bỏ  hoàn toàn  hình  phạt  tử  hình  trong  pháp  luật
        hình sự và trên thực tế.  Đây là đòi hỏi cấp thiết của việc
        hoàn thiện  hệ  thốhg pháp  luật  hình  sự  gắn  vối  việc  bảo
        đảm các quyền con  người theo tinh thần  Hiến pháp  năm
        2013,  nhân  đạo hoá các biện pháp trừng trị phù  hợp với


                                                               181
   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185