Page 111 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 111
thay đổi mức hình phạt; (v) Không áp dụng hình phạt tử
hình với người dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử
hình đốì với phụ nữ đang mang thai; (vi) Không được
viện dẫn Điều 6 để trì hoãn hoặc ngăn cản việc xoá bỏ
hình phạt tử hình\
Trong hệ thông pháp luật Việt Nam, quyền sông được
ghi nhận từ rất sớm, ngay trong Tuyên ngôn độc lập năm
1945 Hồ Chủ tịch đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Mặc dù trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980,
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), quyền sống không
được đề cập trực tiếp nhưng được quy định gián tiếp
thông qua các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Đến
Hiến pháp năm 2013, quyền này mới được nêu trực tiếp
trong Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con
người đưỢc pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính
mạng trái luật”.
Xuất phát từ điều kiện cụ thể, Việt Nam hiện nay vẫn
là một trong những nước trên thê giới duy trì hình phạt tử
hình. Tuy nhiên, qua mỗi giai đoạn sửa đổi, số lượng tội
danh có mức án tử hình cũng tăng, giảm khác nhau. Ví
dụ: Bộ luật hình sự năm 1985 quy định 29 tội danh có thể
bị kết án tử hình. Qua 04 lần sửa đổi, đến Bộ luật hình sự
1. Công ưâc quốc tế về các quyền dần sự và chính trị, 1966,
truy cập từ trang http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index.php?option=
com_content&view=article&id=ll:cong-c-quc-t-v-cac-quyn-dan-s-
chinh-tr-1966&catid=6:b-lut-nhan-quyn-quc-t&Ite, ngày 7-5-2015.
112