Page 304 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 304
262
Người Tày và ngưưi Nùng
Bắc Kạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.
Nàng áo xanh là cô gái Tày, xưa thường mặc áo nhuộm chàm. Cô
đi vào trong thơ với da trắng hồng, mắt lá răm, chít khăn mò quạ,
làm vấn vương bao du khách.
Bể dày lịch sử
Hai dân tộc Tày và Nùng cùng có chung một nguồn gốc. Hàng
ngàn năm trước hẳn chẳng có chuyện phân biệt Tày Nùng. Từ trước
Công nguyên, trong khối Bách Việt với rất nhiều tộc Việt cổ như
Nam Việt, Mân Việt, Đông Việt..., tộc người này nằm trong nhóm
Lạc Việt hay Âu Việt. Có những sử gia Việt Nam cho rằng An Dương
vương Thục Phán của nước Âu Lạc, đóng đô ở cổ Loa, là một liên
minh người Tày cổ và người Việt cổ.
Đến đời Đường, Tống, dân tộc này có những dòng họ thế lực, nổi
lên tạo những giang sơn riêng. Đỉnh điểm là họ Nùng. Năm 1038,
Nùng Tổn Phúc xưng vua, lập nước Trường Sinh, đóng đô ở vùng
Hòa An tỉnh Cao Bằng bây giờ. Ngay lập tức, vua Lý Thái Tông phải
thân chinh từ Thăng Long cất quân đánh dẹp. Chỉ 3 năm sau, một
người con của Nùng Tổn Phúc là Nùng Trí Cao lại nổi lên, lập nước
Đại Lịch. Triều đình cử tướng lên bắt Nùng Trí Cao giải về Thăng
Long. Vua Lý không làm tội, cho về lại Cao Bằng làm đẩu mục.
Năm 1048, Nùng Trl Cao lại xưng vương, lập nước Đại Nam, đem
quân đánh chiếm thành Ung Châu (Nam Ninh bây giờ) và 8 châu ỏ
đất Quảng Đông, Quảng Tây, làm nhà Tống khốn đốn. về sau, nhờ
đại tướng nhà Tống là Địch Thanh mới dẹp yên được.
Với những biến động lớn như vậy, có lẽ vùng biên giới được kiểm
soát chặt chẽ hơn. Những dân tộc ở đây cũng theo thời gian phân
hóa theo địa bàn lãnh thổ, thành người Tày ở Việt Nam và người
Nùng - Choang ở Trung Quốc.
Người Tày
Dân tộc Tày (trước kia có nơi gọi là Thổ) là dân tộc thiểu số đông
nhất ở Việt Nam, với 1.200.000 người. Người Tày đă cư trú ở vùng