Page 136 - Nữ Tướng Thời Trưng Vương
P. 136
nữ iưóìiạ thòi Cnniậ Vvơnậ
Các em bé níu lấy áo ông già kể chuyện, nằn nèo:
“Có phải Nguyệt Điện không chết không hở ông?
Đúng thế đấy, Nguyệt Điện còn sống cơ, ông ạ!”h
1. Nguyệt Điện Đàm Ngọc Nga là người con gái bất khuẩt của sông
Đà đã cùng với nhân dân khởi nghĩa ở hữu ngạn sông vùng huyện
Thanh Thủy và một phấn Thanh Sơn (thuộc tinh Vĩnh Phú) mà
nơi căn cứ là các xã Tu Vũ, Yến Mao (Thanh Thủy) và Yên Sơn, Yên
Lương (Thanh Sơn). Các hang động nói trong chuyện kể trên nay là
Hang Pheo ở Yên Sơn chứa được hàng trăm người và các hang Tôm,
hang Cá, hang Lợn, hang Gà, hang Trâu... ở xá Yên Lương.
Nơi Nguyệt Điện xây dựng đổn trại ở đẩu sông Chảy theo lệnh Hai
Bà Trưng thuộc xă Tây Cốc và xă Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng
(Vĩnh Phú) và xâ Yên Ky, huyện Hạ Hòa (Vĩnh Phú), ở những nơi
này còn díu vết đổn trại bằng đá tương truyén của Nguyệt Điện xây
dựng, ở Tây Cốc có mổ Nguyệt Điện thuộc xóm Ca Đinh đắp bằng
đá. ở nơi đổn trại này hiện còn dấu tích của những giếng đá mà theo
truyến thuyết là của quân bà Nguyệt Điện đào để lấy nước ăn. Trên
sườn núi Đẫu thuộc Ca Đinh (Tây Cốc) giáp Ngọc Quan bây giờ
còn một nển đất và các tảng đá kê, tục truyển là vọng gác của khu
đổn trại. Đình làng Cả Đinh được xây dựng ngay trên mảnh đất mà
các cụ truyển rằng đó là nơi Nguyệt Điện đặt trung dinh.
Thẩn tích cho biết vua Trưng phong Đàm Ngọc Nga là: “Nguyệt
Điện Tế thế công chúa”, vậy Nguyệt Điện là tước hiệu của Đàm
Ngọc Nga.
Thời Trẩn Nhân Tôn, Nguyệt Điện được phong “Nguyệt Điện
Tiên Nga công chúa, Huệ hòa gia hạnh uyển mị phu nhân”. Vua
Lê Thái Tổ phong: “Nguyệt Điện Nga hoàng công chúa, Anh linh
sắc chỉ trinh nhất từ đường phu nhân”.
Ngày sinh: tháng hai ngày mười lăm.
Ngày hóa: tháng năm ngày mổng năm.
136