Page 11 - Những Vị Thuốc Quanh Ta
P. 11
Theo Đông y hoa đào tính bình, vị đắng, có tác
dụng lợi thuỷ (thông tiểu tiện), hoạt huyết và nhuận
tràng. Sách “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân
viết: Hoa đào có tính đi xuống, thông đại tiện rất
nhanh, có tác dụng tiêu tích trệ, toàn thân phù thũng.
Hoa đào tươi tốt hơn hoa đào khô. Hoa đào phơi khô
trong một năm sẽ mất nhiều tác dụng, hoa đào dùng
làm thuốc phải là loại sắp nỏ hoặc mới chớm nỏ.
b. Bài thuốc phối hợp
- Đại tiểu tiện bí kẹt: Lấy hoa đào, thêm gạo tẻ, mật
ong, đường trắng nấu thành cháo ăn. Tuy nhiên, khi
khỏi bệnh phải ngừng ngay, không nên dùng lâu.
- Kiết lỵ: Hoa đào 15 bông sắc uống ngày 3 lần.
- Chữa các chứng cước khí, đau vùng tim: Dùng hoa
đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu vối liều từ
3 - 5g trong một ngày.
- Chữa chứng rụng tóc, hói đầu: Dùng bột hoa đào
trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn
thương sau khi đã rửa sạch bằng nước hoà với tro của
rơm rạ.
- Chữa chứng ngược tật (sốt rét): Dùng hoa đào tán
bột uống, mỗi ngày 3g với rượu ấm.
- Chữa béo phì: Uổng bột hoa đào mỗi ngày 3 lần,
mỗi lần lg vào lúc đói.
- Chữa các vết nám đen ở mặt: Dùng hoa đào 4
phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5
phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng
10