Page 288 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 288
dâu với họ nhà gái. Sau khi được nhà gái chấp thuận, bố chú rế,
hoặc đại diện nam giới trong họ nhà trai, sẽ thắp nhang và lên
đèn nến trên bàn thờ cùng đọc lòi khấn nguyện để trình vói tô
tiên nhà gái về hôn sự của đôi trẻ và cầu nguyện phù hộ cho ưóc
nguyện đôi trẻ được thành tựu như ý.
Tiếp đến chú rể lạy bốn lạy bàn thờ Gia Tiên đê tò lòng kính
ữọng và biết ơn đối vód dòng họ và gia đình nhà gái. Sau đó cô dâu
lạy bàn thờ tổ tiên rồi cô dâu và chú rể vái chào cha mẹ hai bên.
Sau khi mẹ cô dâu dặn dò con gái cách sống cho phải đạo
để có được hạnh phúc lâu dài khi vê nhà chồng và tặng quà hồi
môn như kiềng vàng, bông tai và các thứ trang sức thì nhà trai
xin rước dâu. Một số ngưòi trong gia đình nhà gái cũng cùng đi
theo đám rước.
Những gia đình theo Đạo Phật, tiếp theo lễ rước dâu, hai gia
đình và thân bằng quyến thuộc cùng đến chùa để dự lễ Hằng
Thuận của đôi nam nữ.
Cô dâu về nhà chồng: Sau lễ ở chùa là lễ rước cô dâu về nhà
chồng. Khi về đến nhà trai, người đại diện nhà trai hướng dẫn
cô dâu và chú rể thắp hương trên bàn thò gia tiên và cùng lạy
để tỏ lòng kính trọng và biết ơn tổ tiên nhà trai. Sau đó, bên nhà
trai sẽ tặng quà cưới cho cô dâu và chú rể nếu họ chưa làm điều
ấy ở chùa.
ở Việt Nam, con cái thường ở chung với bố mẹ. Để chứng
tỏ hai vợ chồng có chỗ ăn ở tươm tất và đòi sống tốt đẹp, nhà
trai sẽ đưa cô dâu chú rể và họ hàng nhà gái lên xem phòng tân
hôn trang hoàng đẹp đẽ để bên nhà gái yên lòng khi thấy điều
kiện sinh hoạt tốt đẹp của đôi vợ chồng. Và phần hôn lễ tại nhà
sẽ kết thúc sau khi cô dâu và chú rê mời hai bên gia đình dùng
trà bánh.
290 I NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẠO PHẬT