Page 287 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 287
■ Lễ rước dâu
■ Tiệc cưới
■ Lại mặt
Dạm ngõ: Còn được gọi là chạm ngõ, là lễ tiếp xúc chính
thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái và là bước đầu tiến tói
chuyện hôn nhân. Trong dịp này, hai bên bàn luận và đồng ý về
bước kế tiếp là lễ ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi: Còn được gọi là lễ đính hôn, là một nghi thức
thông báo chính thức vê việc hứa gả giữa hai gia đình. Trong
lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái. Đây là giai đoạn
quan trọng trong tiến trình hôn nhân, vì kể từ đây, người con
gái được xem là "vợ sắp cưới" của chàng trai. Người nam, sau
khi mang lễ vật đến nhà gái xin hỏi vợ, đã chính thức xin được
nhận làm rể của nhà gái và được phép gọi cha mẹ cô gái là bố
mẹ và xưng con.
Lễ rước dâu: Lễ thành hôn của người Việt là một lễ quan
trọng nên có nhiều người xem ngày lành tháng tốt để tổ chức lê
rước dâu về nhà chồng và sau đó là tiệc cưới. Khi đến xin rước
dâu, họ nhà trai chuẩn bị đầy đủ lễ vật như bánh phu thê, rưọoi,
trầu cau và trái cây cùng các thứ khác trong các tráp sơn mài
đậy nắp hay mâm đồng phủ khăn đỏ. Riêng ở miền Nam, họ
nhà trai cần mang đến cặp đèn cầy lớn và đẹp gọi là đèn Long
phụng để chưng trên bàn thờ gia tiên nhà gái.
Lễ gia tiên là một nét đẹp trong lễ cưới người Việt. Qua
truyền thống văn hóa tốt đẹp này mà hai bên tỏ bày cụ thể lòng
tôn kính và quý trọng lẫn nhau khi lạy bàn thờ ông bà tổ tiên
của hai họ nhà trai và nhà gái.
Khi đoàn nhà trai đến nhà gái đúng ngày giờ đã đồng ý
với nhau, cha mẹ hay người đại diện nhà trai ngỏ lòi xin rước
Lễ H ăng thuận hay ìễ cư ớ i ở chùa I 289