Page 226 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 226
trong một chén trà" khi bình phẩm về những lời bàn luận, nhũng
cuộc đàm luận sôi nổi nhưng phù phiếm quanh những ly cà phê
hay chén trà vào những lúc trà dư tửu hậu. Cách uống trà trang
trọng, thoải mái quả thật đã tạo nên những cơn bão tố không
phải trong chén trà mà trong đời sống người dân Nhật Bản. Nói
khác đi, trà nhân là những người đã tạo ra những cơn bão ngầm
có sức mạnh làm thay đổi những sinh hoạt văn hóa của giới quý
tộc cũng như bình dân thời trước.
Các vị trà sư ban đầu là các vị Thiền sư hay tu sĩ Phật giáo.
Họ đã thấm nhuần về ý niệm lý sự viên dung và sự sự vô ngại
pháp giới. Trà thất, túp lều tranh đơn giản và nhỏ bé mà chứa
đrmg cái vô cùng, liên hệ với ý của kinh Duy Ma (Vimalakirti
Su tra). Ngài Duy Ma đón tiếp ngài Xá Lợi Phất trong một căn
nhà nhỏ bé. Ngài Xá Lợi Phất lo ngại căn nhà nhỏ bé này không
đủ chỗ ngồi cho các Bồ Tát và hàng Đại đệ tử đến viếng ngài
Duy Ma. Ngài Duy Ma thi triển thần thông và trong chớp mắt
nơi nhỏ bé ấy biến thành chốn rộng lớn vô biên. Điều này nhấn
mạnh đến ý niệm không lớn, không nhỏ trong Đạo Phật: Khi
tâm ta quay về với tính rỗng lặng tự nhiên không sinh bất diệt,
hay Phật tính, thì ta thây trong mọi sự vật, dù nhỏ như hạt bụi,
đều biểu lộ cái vô cùng. Đó là một trải nghiệm cụ thể xuất hiện
khi tọa thiền hay trong những buổi uống trà trong tĩnh lặng.
Thuật chưng hoa, cách làm đồ gốm, cách nấu và dọn những
thức ăn, cách ăn mặc trang nhã, cách chào hỏi và biểu lộ sự kính
trọng lẫn nhau, nghệ thuật kiến trúc, trang trí trong nhà và tạo
lập vườn cảnh, cách tiếp xúc với đời sống tâm linh và ngay cả
trong lãnh vực chính trị, cách phát triển mối tương giao giữa các
phe nhóm, cách làm cho nền hòa bình kéo dài qua sự quân bình
giữa quân sự và hành chính, đâu đâu người ta cũng thấy ảnh
hưởng của trà nhân.
228 I NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẠO PHẬT