Page 224 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 224
Sự tĩnh lặng là trạng thái xuất hiện trong tâm khi chúng ta
đối diện với sự giản dị, đon sơ đến "nghèo nàn" nên dễ dàng
cảm nhận tính "như thị" của các sự vật. Sống với tâm hòa hợp,
kính trọng, trong sạch và tĩnh lặng là sống vói chân tâm, tâm
ban sơ, tâm giải thoát hay tâm Phật.
Những điều nói trên được các vị Thiền sư truyền lại cho trà
sư Lợi Hưu khi ông học thiền tại Đại Đức Tự (Daitoku-ji,
# ) - một ngôi chùa nổi danh thuộc tông Lâm Tế ở thành phố
Kyoto, Nhật Bản. Chính nhờ sự tu tập thiền và lời hướng dẫn
của vị thầy nơi đây mà ông học được cách cảm nhận nét đẹp
tinh tế trong những thứ thô sơ, giản dị cũng như bất toàn tự
nhiên. Điều này phản ánh về tính vô thường, vô ngã và không
trong lời dạy của Đức Phật.
Vào năm 1585, sau khi phụ tá tướng quân Phong Thần Tú
Cát tổ chức tốt đẹp buổi thưởng trà theo nghi lễ trà đạo cho
vị vua Nhật Bản là Thiên Hoàng Chính Thân Đinh (Õgimachi-
tennõ, lE ), ông được ban cho Pháp danh (tên Phật tử)
là Rikyu Koii.
Bằng việc ứng dụng trực giác thiền - trí tuệ Bát Nhã - vào
cách uống trà theo nghi thức, ông đã làm một cuộc thay đổi
lớn lao là xóa bỏ mọi sự phân biệt trong trà đạo, mà trước đây
người ta thường bị trói buộc, để có sự hòa hợp giữa:
■ Con người với thiên nhiên,
■ Đẹp và xấu,
■ Quý và tiện,
■ Thô sơ và tinh tế,
■ Giàu và nghèo.
226 I NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẠO PHẬT