Page 22 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 22
ở đâu, thời nào cũng như thời nào. Mà các cơ cấu xã hội đã
hỉêh chuyển thì những hình thức sinh hoạt cũng phải hiến
chuyển. Một xã hội mới can có những tương quan sinh hoạt
mới. Giữ mãi những hình thức sinh hoạt không còn đáp ứng
được với nhu cầu sinh hoạt mới tức là làm một công việc
vụng dại. Những hình thức sinh hoạt của đạo pháp là để thực
hiện bản chất của đạo pháp. Xã hội đã thay đổi vì những hình
thức sinh hoạt cũ không phù hợp với xã hội nữa, do đó không
thểthực hiện được bản chất của đạo pháp nữa. Phải có những
hình thức sinh hoạt mới, một mặt đáp ứng với nhu cầu của
xã hội mới, một mặt thểhiện được những nguyên lý căn bản
của đạo pháp."
{Đạo Phật ngày nay, Đức Phật và con người,
Thiền sư Nhất Hạnh)
Điều này đã được dân chúng nhiều nước phưcmg Tây đi
tiên phong khi họ phát động phong trào sống tỉnh thức (mindtul
living), hay sống chánh niệm, ỏ khắp mọi ngành nghề và trong
mọi phạm vi sinh hoạt đời sống hàng ngày. Đây là sự ứng dụng
thực hành cốt lõi lòi Đức Phật dạy mà không nói đêh Đạo Phật. Dù
vậy, chính sự thực hành này tạo ra sinh khí mới cho đời sống
con người:
“Bởi vậy, người nào muôn hiểu được đạo pháp một cách thấm
thiết thì người ây phải thểnhập đạo pháp, phải tiêp nhận cho
được sinh khí đạo pháp, phải thực hiện đạo pháp. Tam Tạng
giáo điển chỉ là những phương tiện giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ
là những công án cần thiết cho sự suy tư và thể nhập."
{Đạo Phật ngày nay, Đức Phật và con người,
Thiền sư Nhất Hạnh)
Người phưong Tây hiện nay đa số không theo Đạo Phật
nhưng ở nhiều nước họ đang thể nhập một cách quy mô và
Lời kính thưa I 23