Page 21 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 21
người đều có Phật tính và ai cũng có khả năng thành Phật hay
sống đời giác ngộ. Tất cả các nghi lễ tại chùa, tại nhà, lễ cầu an
hay cầu siêu cũng đều có mục đích làm "sáng danh" Phật tính
nơi mỗi con người, để người Phật tử nhớ lại tính thấy biết chân
thật không sinh bất diệt của mình với những khả năng đem lại
cho bản thân và mọi người niềm an vui, lành mạnh và hạnh
phúc vững bền. Các chương trình tu tập ở các chùa dù thuộc
tông phái Thiền, Tịnh hay Mật Tông, Nguyên Thủy hay Đại
Thừa đều hướng vào mục đích huấn luyện người Phật tử phát
triển khả năng sống tỉnh thức, có sự chú ý và thấy biết rõ ràng,
hay chánh niệm, qua mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý. ớ bình
diện sinh hoạt nghệ thuật, chính sự huấn luyện đó giúp con
người gia tăng khả năng chú ý và cảm nhận tinh tế về màu sắc,
âm thanh, mùi, vị, cùng cảm giác và xúc cảm nên giúp cho các
sirủì hoạt văn hóa như Trà Đạo, Hoa Đạo, Thi Đạo, Võ Đạo hay
Vườn Thiền đạt đến phẩm chất tinh tế thanh cao kỳ diệu. Đó là
sự huấn luyện toàn diện cho sự phát triển khả năng thế chất và
tinh thần của con người và vì con người. Ngay trong lễ cưới hỏi
tại chùa, được gọi là lễ Hằng thuận cũng biểu lộ ước mong tốt
đẹp của con người và vì con người:
"Theo tên gọi, 'Hằng' là ihường xuyên, luôn luôn, còn
'Thuận' là hòa thuận, đông thuận hướng ve những điêu cao
thượng, tốt đẹp trong đời sống. Ỷ nghĩa của lễ Hằng thuận là
đểvợ chồng ý thức được tam quan trọng của hôn nhân, từ đó
hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm."
(Tỳ kheo Thích Quảng Kiến)
Chân lý Đạo Phật không thay đổi nhưng sinh hoạt Phật
giáo thay đổi vì những tổ chức xã hội mỗi thời một khác, mỗi
nơi một khác như nhận xét của một nhà tu Phật giáo:
"Các yếu tố tạo nên những sinh hoạt xã hội như văn hóa,
kinh tế, chính trị, nhân chủng không phải ở đâu cũng như
22 I NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẠO PHẬT