Page 180 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 180
Tâm được được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát
là tâm không "tạp niệm", không dính mắc vào những ý tưởng
ưa thích hay ghét bỏ, những cảm xúc như thưcmg hay giận, vui
hay buồn khi chúng khởi lên. Tâm thấy biết rõ ràng mọi thứ
trong hay ngoài với sự tỉnh thức cao độ. Đó là trạng thái vô ngã
hay là vô tâm mà ngài Lục Tổ Huệ Năng gọi là tâm vô niệm, hay
vô tâm, mà kinh Kim Cang nói đó là cái tâm không dính mắc
vào cái gì cả hay tâm rỗng lặng. Trong cái tâm rỗng lặng ấy, tùy
người, tùy lúc mà các trạng thái tâm thức như ý tưởng và cảm
xúc xuất hiện một cách tự nhiên, linh động và không chút dính
mắc. Đó là chân không diệu hữu.
Trong tâm rỗng lặng của người tu hành tràn đầy tình thương
yêu trong sáng và sự thấy biết chân thật, suối nguồn của niềm
hạnh phúc thâm sâu kỳ diệu không chủ thế đối tượng của trạng
thái Niết Bàn. Nơi một người cầm quyền, một người công chức
là sự sáng suốt, ngay thẳng, thành thật và mong muốn đem lại
an vui và tốt đẹp cho đời sống người dân. Nơi một vị tướng
lĩnh, sĩ quan, quân nhân là sự dũng cảm, không sợ hãi, lòng xem
thường gian khổ, nên có khả năng sinh hoạt thoải mái trong các
hoàn cảnh khó khăn và hy sinh cho đại cuộc để bảo vệ hạnh
phúc của đồng bào. Nơi một người chồng là lòng thương mến
vợ con, nơi người vợ là lòng thương yêu gia đình, nơi người con
là lòng hiếu thảo với cha mẹ, nơi người bạn là tình thân, nơi
người cùng quê hương là tình đồng bào thân thương hay nơi
những người khác nhau trên quả địa cầu là tình nhân loại.
Như thế, cái "vô tâm” ấy vốn không thể nhìn thấy hay giải
thích được nhung luôn luôn biểu lộ nơi mỗi chúng ta từng giây
phút qua mối tương quan với các hoàn cảnh khác nhau trong
đời sống. “Vô tâm" tuy rỗng lặng và an nhiên tự tại nhưng thấy
biết rõ ràng mọi nhận thức, cảm xúc, suy tư và hành động. Như
vậy, "vô tâm" không phải là không biết gì cả và không có suy
182 I NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẠO PHẬT