Page 196 - Những Công Chúa Nổi Tiếng Của Các Triều Đại Việt Nam
P. 196
Những Còng chúa nối tiếng của các Triều đại Việt Nam 197
Văíi học (bộ mới) có lời bàn: “Tĩnh Hòa có một chùm
thơ nói về iníười lao động: Ngư phủ tử (ông chài), Tiều
phu tử (Người kiếm củi), Điều gía tử (Người làm
ruộng), Mục đồng tử (Trẻ chăn trâu)... Song ở đây, bút
pháp của tác giả vẫn là trữ tình và họa cảnh chứ không
phải tả thực. Bài thơ họa đề ra của vua Tự Đức về việc
nghe tin quân Pháp rút khỏi Quảng Nam cĩmg không
đưỢc sâu sắc như thơ Mai Am...
Đề tựa cho Huệ phố thi tập, Tùng Thiện Vương viết:
“Tập thơ Huệ Phố là tác phẩm của em gái cùng mẹ
với tôi, Thái trưởng công chúa Tĩnh Hòa. Em ở trong
cung khuê, thường đem học thức của mình dạy lại cho
người khác. Lễ nhạc mùa thu, thơ vàn mùa xuân, cây
bút không rời tay, sách luôn đem theo bên mình.
Chẳng bao lâu, nổi tiếng về Nho học, đưỢc tôn gọi là
nữ sư... Công lao bỏ ra nhiều, thành đạt củng lắm, vãn
cluíơng cũng càng hay, hoàn toỀm xứng đáng bậc tliầy
(như Đổng Trọng Thư)... Thử xem bài thơ Kí hoài mới
viết gần đây...lời gọn gàng, ý lưu loát, văn trôi chảy,
điệu mạnh mẽ, biết gia phong của Hữu thừa chưa dứt,
giá trị cũ của Tam nương hãy còn...”
Từ điển Ván học (bộ mới) đánh giá;
“ Thơ trong Huệ Phố thi tập ít sự mà thiên về tình
và cảnh... Tuy tliơ Tĩnh Hòa còn thua kém chị (Mai
Am). Thậm chí có bài bị phê là học thơ xiía mà “không
tiêu hóa” (Xuân thủy - Nước mùa xuân) hay “ý được
mà lập ngôn chưa ổn” (Diệt tế Trương Duy Phương
tiến ngư nhị thủ - Cháu rể Trương Duy Phương biếu
hai con cá) nhưng bên cạnh đó lại có những bài rất
đưỢc khen ngợi. Và dù trong Huệ Phố thi tập chưa